Thuật toán Google Pirate là gì & Ảnh hưởng thế nào đến SEO?

Thuật toán Google Pirate là gì & Ảnh hưởng thế nào đến SEO?

Sau hàng loạt những phản hồi tiêu cực từ các website chính thống về nạn sao chép nội dung, hình ảnh, video,… Google đã cho phát hành thuật toán Pirate.

Vậy thuật toán Google Pirate là gì? Ảnh hưởng của nó đến SEO như nào?… Đây là những vấn đề chính mà SEO Thành Công sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Thuật toán Google Pirate là gì?

Google Pirate được Google ra mắt vào tháng 8/2012, hoạt động như một bộ lọc nội dung, nó sẽ lọc dữ liệu Google đang có và phát hiện những nội dung vi phạm bản quyền.

Mục tiêu của Google khi ra mắt thuật toán này là bảo vệ bản quyền nội dung và quyền sở hữu trí tuệ trên internet, tạo ra sự công bằng trên “sân chơi” của mình. Thế nhưng, ở bản cập nhật này có vẻ Google chưa thật sự “mạnh tay” trong việc xử phạt vi phạm vì thế mang lại khá nhiều ý kiến trái chiều.

Thuật toán Google Pirate ảnh hưởng đến SEO không?

Thuật toán Google Pirate ảnh hưởng đến SEO không?

Vào tháng 10/2014, bản cập nhật của thuật toán này đã được tung ra. Bản Pirate Update này xử phạt nghiêm trọng các website có hành vi sao chép nội dung, hình ảnh, video…. Có thể nói, lần cập nhật Google Pirate này là “cơn ác mộng” đối với hàng loạt website lậu.

2. Thuật toán Google Pirate ảnh hưởng gì đến SEO?

Với mục đích bảo vệ bản quyền nội dung cũng như đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, vậy một khi website của bạn đã bị thuật toán Google Pirate “sờ gáy” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

2.1. Thay đổi thứ hạng website trên SERP

Bất cứ website nào bị bắt bởi Google Pirate sẽ bị tụt hạng đều đều cho đến lần chạy tiếp theo của bộ lọc mới có cơ hội thoát ra.

Ảnh hưởng này dễ nhận thấy nhất đối với những website vi phạm bản quyền đang đứng top thì chắc rằng sau khi Google cập nhật Pirate sẽ bị rớt hạng thảm hại trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP). Đương nhiên, hệ quả kéo theo đó là Organic Traffic của website sẽ bị giảm rõ rệt, và cuối cùng website đó sẽ mất hút, không còn thu hút sự tương tác của người dùng.

2.2. Xóa những trang vi phạm khỏi công cụ tìm kiếm

Khi bị Google cảnh cáo, bạn nên xử lý vấn đề đó ngay lập tức bằng cách gỡ bỏ phần thông tin vi phạm theo yêu cầu từ hệ thống, có lẽ. Nếu bạn vẫn cố chấp dù bị báo cáo vi phạm nội dung nhiều lần, thì chắc chắn Google sẽ buộc phải “mạnh tay” với bạn, tệ nhất là hệ thống sẽ xóa bỏ nội dung trên website ra khỏi công cụ tìm kiếm (No-index).

Khẳng định nội dung bản quyền trên website

Khẳng định nội dung bản quyền trên website

3. Làm như nào để khẳng định bản quyền nội dung trên website?

Để khẳng định bản quyền nội dung trên website của bạn, bạn nên đăng ký sử dụng DMCA (Digital Millennium Copyright Act) – Luật bảo vệ bản quyền kỹ thuật số, được Tổng thống Mỹ Bill Clinton ban hành chính thức vào ngày 28/11/1998.

DMCA bảo vệ website của bạn bằng cách phát hiện và phạt những hành vi vi phạm bản quyền như: sao chép nội dung vi phạm bản quyền tác giả, cung cấp và kinh doanh trái phép sản phẩm kỹ thuật số trên mạng internet.

Có 2 loại DMCA:

  • DMCA Free: Bản miễn phí này vẫn cho phép bạn bảo vệ bản quyền website nhưng số lượng chỉ được 1 website và không có nhiều ưu đãi như bản PRO.
  • DMCA Pro: Để sử dụng bản Pro này bạn sẽ phải trả một mức phí nhất định hàng tháng/ hàng năm (tùy theo mức gói bạn lựa chọn). Tuy nhiên, bản PRO sẽ được hưởng những ưu đãi riêng như trực tiếp quản lý các trường hợp liên quan tới vi phạm bản quyền của bạn, kiểm tra không giới hạn nội dung mà bạn có nghi vấn rằng đã bị sao chép. Khác với bản FREE bạn chỉ được hỗ trợ tìm 2 website vi phạm mà thôi.

Nói tóm lại, bản chất của 2 loại DMCA là như nhau. Bản DMCA Free vẫn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của bạn về việc bảo vệ bản quyền. Tuy nhiên, bản DMCA vẫn giúp bạn có lợi thế hơn khi xảy ra tranh chấp. Hơn nữa, dù là bản FREE hay PRO thì mỗi khi khiếu nại vẫn mất 100$ / lần để khiếu nại bản quyền.

4. Hướng dẫn cách báo cáo nội dung vi phạm Google

Thuật toán Google Pirate ra đời là tin tốt đối với những website chính thống, bởi các SEOer sẽ không còn phải lo lắng về sự cạnh tranh không lành mạnh hay những vấn đề liên quan đến bản quyền nữa.

Nếu bạn phát hiện website của mình đang bị “chảy máu chất xám” thì hãy báo cáo Google ngay thôi. Dưới đây là 2 cách báo cáo vi phạm:

4.1. Gửi yêu cầu Report tới Google

Bước 1: Truy cập https://www.google.com/webmasters/tools/dmca-notice?pli=1

Bước 2: Nhập vào các thông tin cá nhân cơ bản theo yêu cầu

Gửi yêu cầu Report tới Google

Gửi yêu cầu Report tới Google

Bước 3: Tiến hành khai báo nội dung sao chép

Ở bước này bạn tiến hành khai báo nội dung mà bạn cho rằng đối thủ đang sao chép từ website của bạn theo hướng dẫn bên trên.

Tiến hành khai báo nội dung sao chép

Tiến hành khai báo nội dung sao chép

Bước 4: Gửi report cho Google và đợi kết quả xác minh.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bây giờ bạn chỉ cần chờ đợi kết quả cũng như thông báo xử lý chính thức từ Google.

4.2. Báo cáo vi phạm tới Dmca.com

Bước 1: Truy cập trang chủ DMCA.

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản DMCA đã được đăng ký.

Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin, sau đó tiến hành khai  báo nội dung website bị sao chép và gửi yêu cầu.

Báo cáo vi phạm tới DMCA

Báo cáo vi phạm tới DMCA

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Google Pirate mà SEO Thành Công muôn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những chia sẻ bên trên đã giải đáp câu hỏi thuật toán Google Pirate là gì đồng thời giúp bạn biết cách bảo vệ trang web một cách hiệu quả.

Bình luận
×

Đăng ký gói dịch vụ