Tóm tắt nội dung
Thuật toán Google Panda là gì? Khi thuật toán này được áp dụng thì các yếu tố nào được đánh giá? Những dấu hiệu cùng những ảnh hưởng khi website bị phạt bởi thuật toán này? Nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng và đem đến kết quả tìm kiếm tốt nhất, Google thường xuyên cập nhật các thuật toán.
Trong đó, Google Panda được biết đến là một trong những thuật toán có rất nhiều ảnh hưởng đến thứ hạng của một website. Cùng SEO Thành Công tìm hiểu thuật toán Panda của Google là gì, chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Thuật toán Google Panda là gì?
Google Panda Back – Một thuật toán được Google ra mắt vào tháng 2 năm 2011 giúp tối ưu các công cụ tìm kiếm. Đây được xem là một bộ lọc thông tin đặc biệt, các website kém nổi bật với những nội dung rác, nội dung copy sẽ bị loại bỏ.Chính vì điều này, Google Panda có thể giúp thay đổi vị thứ xếp hạng trên SERP trả về những kết quả tìm kiếm tốt nhất.
Thuật toán Panda là gì & Các yếu tố đánh giá thuật toán Panda
2. Các yếu tố thuật toán Google Panda đánh giá
Thuật toán Panda Back sẽ dựa vào những yếu tố nào để có thể đánh giá và loại bỏ những nội dung kém chất lượng? Những điều gì cần phải lưu ý khi phát triển website để không phạm phải những “án phạt” của Google Panda Back?
2.1. Độ tin cậy của thông tin
Sau khi đã tìm hiểu Google Panda là gì? Thì đây là yếu tố đầu tiên thuật toán Google Panda đánh giá mà bạn cần biết. Một website có độ tin cậy thông tin cao khi website đó cung cấp những nội dung có chất lượng, phù hợp đối với những mục đích tìm kiếm.
Để đánh giá được độ tin cậy của thông tin có nhiều cách, trong đấy phổ biến chính là việc xem xét nguồn gốc của thông tin và sự phản hồi của người dùng thông qua lượt truy cập và đánh giá nội dung.
Ví dụ: Thông tin này do ai cung cấp? Tác giả này là ai, đã có kinh nghiệm trong nghề hay chưa?
2.2. Giá trị nội dung
Yếu tố giá trị nội dung đề cập đến sự chuyên sâu của thông tin được cung cấp, nội dung được chắt lọc kỹ càng và đầy đủ. Người dùng thường sẽ thiếu sự tin tưởng đối với những nội dung có giá trị thấp với hình thức qua loa, thiếu nội dung, không đào sâu vấn đề, nội dung được copy từ trang web khác, nhồi nhét từ khóa…
Những thông tin không có giá trị là do không được đầu tư về nội dung, sẽ đem lại những trải nghiệm không tốt cho người dùng. Chính vì thế, Google Panda sẽ xem xét loại bỏ những website có nội dung nghèo nàn, spam…..
2.3. Tỉ lệ bounce rate
Bounce Rate (Tỷ lệ thoát) là một trong những thước đo chất lượng nội dung trên website. Khi nhận thấy truy cập vào một địa chỉ trang web có nội dung kém chất lượng, người dùng sẽ có hành động thoát ra và tìm kiếm những nội dung phù hợp hơn.
2.4. Time on site
Time on site chính là thời gian người truy cập dừng chân lại trên website. Thời gian dừng chân lại trên website càng lâu thì chứng tỏ nội dung càng phù hợp với mục đích tìm kiếm. Những nội dung này thường có độ tin cậy cao, giá trị nội dung tốt và cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến người truy cập.
2.5. Internal link
Chèn liên kết nội bộ là một trong những cách phổ biến giúp cho việc tạo liên kết giữa các bài viết của cùng một website sẽ tăng khả năng truy cập của người dùng. Internal link là một cách hữu hiệu, dễ dàng thực hiện và không tốn chi phí. Điều này giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, điều hướng khách hàng và tăng sự uy tín trang.
2.6. Độ thân thiện của website
Một website thân thiện là khi mang lại cảm giác thoải mái cho người truy cập với hình thức rõ ràng dễ đọc, bố cục rõ ràng, hình ảnh sắc nét,…
Những website có độ thân thiện cao giúp cho trang web của bạn dễ dàng hiển thị trên bất kỳ giao diện nào kể cả di động và máy tính.
2.7. Quảng cáo
Google Panda là gì? Quảng cáo có phải yếu tố mà thuật toán Panda đánh giá hay không? Quảng cáo là một hình thức Marketing Online được nhiều người áp dụng cho các trang web của mình. Có 2 hình thức phổ biến là SEO và Google Adwords, đây đều là những dịch vụ tối ưu hóa việc tìm kiếm khi có truy vấn.
Tuy nhiên, nếu nội dung chứa quá nhiều quảng cáo thường sẽ bị đánh giá là những nội dung kiếm tiền và ít cung cấp nội dung cho người truy cập.
2.8. Social network
Like hay các yếu tố khác tương tự như mạng xã hội cũng làm tăng uy tín trang, chứng minh được sự tin tưởng của người dùng đối với trang web, điều này là một trong những yếu tố giúp cho Google đánh giá cao một website.
2.9. Mật độ từ khóa
Mật độ từ khóa quá cao, nhồi nhét từ khóa là một trong những lỗi thường gặp trên các website. Điều này sẽ làm cho ngôn ngữ của trang web trở nên cứng và mất đi sự tự nhiên, không tạo được sự tin tưởng và thoải mái cho người truy cập. Mật độ từ khóa quá cao chính là điểm trừ cho một trang web đối với Google.
3. Dấu hiệu cho thấy website bạn đang bị Google phạt
Khi hiểu được bản chất thuật toán Google Panda là gì, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn làm thế nào để biết được một website đang dính “án phạt” từ Google?
3.1. Lượng traffic giảm
Lượng traffic (lượng truy cập tự nhiên) thay đổi có lẽ là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất khi một website đang bị phạt bởi Google. Nếu website có nội dung bị trùng lặp nhiều sẽ bị chú ý và nhận hình phạt từ Google.
Ở thời gian đầu traffic giảm sẽ không có sự ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên nếu kịp thời nhận ra và quan sát, lượng traffic sau một thời gian sẽ bị sụt giảm mạnh mẽ. Đi kèm với sự sụt giảm traffic trầm trọng, là các ảnh tiêu cực mà Thuật toán gấu trúc mang lại.
3.2. Các chỉ số đánh giá website bị tụt dần
Những chỉ số đánh giá website nếu được duy trì ở mức ổn định sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình làm SEO. Ngược lại, những ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy ra khi các chỉ số đánh giá website bị tụt dần: Tốc độ tải của website gặp vấn đề, hay sự thích ứng của website trên những giao diện khác nhau như di động, máy tính.
3.3. Google Webmaster Tool giúp bạn nhận thông tin cảnh báo đến website
Trách nhiệm của Google Webmaster Tool sẽ như một người quản trị Web bao gồm tất cả các yếu tố xảy ra trên trang, đảm bảo cho sự hoạt động mượt mà của website. Google Webmaster Tool sẽ thông báo nếu trang web nhiễm phần mềm độc hại, các liên kết, từ khóa và các hoạt động xảy ra trên website.
Điều này cho phép nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc theo dõi và nhận thấy vấn đề trên trang để kịp thời tìm giải pháp khắc phục.
3.4. Bài viết mất index, thứ hạng tụt từ khóa
Ngoài 3 dấu hiệu trên cho thấy website bạn đang có dấu hiệu bị Google phạt. Thì còn một dấu hiệu mà rất nhiều người gặp phải. Có nhiều website mất index thông thường , tuy nhiên một số dự án mà mình đã triển khai lại mất index số lượng lớn và từ khóa bay ngoài top 100, mà submit lại nhưng không index.
4. Cách khắc phục nếu bị Google Panda phạt
Google Panda là gì và cách khắc phục như nào? Khi bị dính các “án phạt” từ Google, ngay lập tức hãy tìm giải pháp khắc phục cho website. Có rất nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng trang web, giúp tăng lượng traffic, chất lượng trang và thay đổi xếp hạng.
4.1. Cải thiện nội dung, loại bỏ content kém chất lượng, spam, sao chép
Một trang web chất lượng được đánh giá qua rất nhiều yếu tố, để đảm bảo chất lượng trang web cần loại bỏ những nội dung được cho là kém chất lượng, nội dung spam, sao chép từ những trang khác. Thông thường, một trang web chất lượng sẽ tuân thủ những yếu tố về nội dung như:
- Nội dung chất lượng, được nghiên cứu chuyên sâu.
- Hình ảnh sắc nét, dễ nhìn.
- Ngôn ngữ dễ đọc dễ hiểu, đúng chính tả, không copy.
- Không chèn quá nhiều quảng cáo.
- Liên kết chất lượng.
4.2. Tối ưu hóa nội dung, tiêu đề, các thẻ, hình ảnh
Tối ưu nội dung trang web, tiêu đề và các thẻ bằng cách dựa vào cụm từ khóa chính, từ cụm từ khóa chính nội dung sẽ được khai thác dần thành những cụm từ khóa phụ chứa những nội dung bổ sung sẽ giúp tạo ra nhiều liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài. Tối ưu hóa nội dung tốt sẽ cải thiện thứ hạng SEO rất nhiều.
Bên cạnh đó, hình ảnh cũng là một yếu tố quan trọng khi tối ưu trang web, tuy nhiên đôi khi việc này thường bị bỏ qua hoặc thực hiện chưa đúng. Tối ưu hình ảnh bằng cách giới hạn số lượng hình ảnh trên website, đặt tên cho hình ảnh, kích thước hình ảnh website…
4.3. Tăng tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang liên quan đến trải nghiệm người dùng, chính vì thế nó góp phần vào việc giảm tỷ lệ thoát và cải thiện thứ hạng trang web. Một số cách tăng tốc độ tải trang phổ biến như:
- Bật nén
- Giảm chuyển hướng
- Giúp cải thiện thời gian phản hồi lại từ máy chủ
- Tối ưu hóa hình ảnh
- Giúp giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML
4.4. Loại bỏ những liên kết kém chất lượng
Những liên kết xấu, kém chất lượng là tất cả các đường dẫn đến trang khác nhưng không có giá trị, điều này khiến cho thứ hạng trang web bị giảm đi. Để hạn chế tối đa những tác động của các liên kết kém chất lượng cần rà soát và loại bỏ sự xuất hiện của chúng trên trang web.
4.5. Không đặt quá nhiều quảng cáo trên trang
Việc trên trang web xuất hiện quá nhiều quảng cáo sẽ khiến người dùng cảm thấy không thoải mái khi truy cập. Quá nhiều đường dẫn quảng cáo làm cho nội dung website trở nên bị nhồi nhét và không đáng tin.
4.6. Cải thiện CTR
Cải thiện CTR (Tỷ lệ nhấp chuột) đây được biết đến là một cách hiệu quả để đo lường sự thành công của một chiến dịch nào đó. Những SEOer thường hay truyền tai nhau những cách giúp cải thiện CTR vô cùng hiệu quả như: Sử dụng các URL càng ngắn càng tốt, truy cập Google AMP, tăng tốc độ tải trang,…
5. Những công cụ hỗ trợ sửa phạt bởi thuật toán Google Panda
Vậy là bạn đã biết được Google Panda là gì? Vậy khi một trang web dính phải “án phạt”, làm thế nào để sửa phạt từ thuật toán Google Panda? Có những công cụ nào giúp hỗ trợ khi website bị phạt từ thuật toán này?
5.1. Công cụ Copyscape
Đây là một công cụ hỗ trợ theo dõi sự trùng lặp nội dung từ một trang web với những trang web bên ngoài. Với công cụ Copyscape cho phép người dùng kiểm tra website của mình có bị website nào sao chép nội dung hay không, cũng như kiểm tra bài đăng website của mình có bị trùng với một bài bất kỳ nào đó hay không.
Sau khi kiểm tra trùng lặp bằng Copyscape bạn có thể share kết quả bằng cách tạo link. Link này bao gồm thống kê số từ và % trùng lặp. Việc này giúp người quản trị dễ dàng điều chỉnh những phần trùng lặp trên website.
5.2. Siteliner
Google Panda không chỉ phạt lỗi sao chép, trùng lặp với nội dung ngoài trang, nội dung trùng lặp trong cùng một trang web cũng có khả năng bị dính “án phạt” của Google. Siteliner chính là công cụ hỗ trợ kiểm tra trùng lặp nội dung trên cùng một website dựa trên gốc domain.
Ngoài việc kiểm tra trùng lặp nội dung thì Siteliner còn kiểm tra được thời gian tải trang, số lượng từ trên mỗi trang, liên kết ngoài, liên kết nội bộ và thêm nhiều tính năng nữa. Tùy thuộc vào kích thước tệp trên website mà quá trình quét có thể mất vài phút.
5.3. Website Auditor
Công cụ này cho phép bạn phân tích các liên kết trên website, kiểm tra nhanh chóng các vấn đề trên trang web của bạn như: Liên kết và hình ảnh bị hỏng, nội dung trùng lặp, tốc độ tải trang, sự cố liên kết nội bộ, nội dung mỏng….Đây là một công cụ tốt có thể cho bạn cái nhìn tổng quan về website.
6. Thuật toán Google Panda xử phạt cả Offpage (build link)
Chắc chắn, đa số mọi người đều nghĩ rằng thuật toán Panda Back chỉ xử phạt SEO Onpage. Tuy nhiên, thực tế cả Panda và Penguin đều xử phạt cả Onpage lẫn Offpage.
Thường thường mọi người biết đến thuật toán Penguin sẽ xử phạt các website xây dựng liên kết với mục đích thao túng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, thuật ngữ liên kết mà Google nhắc đến không chỉ nói đến các backlink mà còn bao gồm các loại liên kết khác trong SEO Onpage như Internal Link, External Link.
Cho nên nếu nội dung của các liên kết trỏ về website bạn có Onpage kém như nội dung đi cóp nhặt hay là nội dung chỉ spin lại thì cũng ảnh hưởng đến chính website của mình. Vì vậy, khi xây dựng SEO Onpage bạn cũng phải chú ý đến việc xây dựng liên kết để không bị ảnh hưởng xấu tới website.
Như vậy, có thể nói Google Panda luôn luôn theo dõi hoạt động trên các website và có thể phạt bất cứ lúc nào nếu nội dung vi phạm vào các chính sách của Google. Chính vì thế, qua bài viết thuật toán Google Panda là gì (Google Panda có ý nghĩa là gì), cũng như những thông tin quan trọng xoay quanh thuật toán này, hãy luôn đảm bảo chất lượng nội dung trên website để không dính phải những “án phạt” đáng tiếc từ Google.
Nguồn: Seothanhcong.vn