Traffic Website là gì, Phân biệt 5 loại traffic cơ bản trong SEO

Traffic Website là gì, Phân biệt 5 loại traffic cơ bản trong SEO

Trong marketing online, traffic là một chỉ số vô cùng quan trọng. Khi hiểu rõ về thuật ngữ này, bạn có thể xây dựng chiến lược tăng traffic hiệu quả cho website. Vậy traffic website là gì, paid traffic là gì, organic traffic là gì, free traffic là gì…..? Có những công cụ nào giúp kiểm tra traffic website? Cần cải thiện những yếu tố nào để tăng traffic?… Những thắc mắc của bạn sẽ được SEO Thành Công giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé.

1. Traffic Website là gì?

Traffic Website là thuật ngữ được dùng để mô tả lưu lượng truy cập vào một trang web, còn được gọi là số lượng người dùng truy cập website.

Mỗi một trang có lượng truy cập khác nhau phụ thuộc vào nội dung của website đó. Thông thường, website nội dung tin tức có lượng traffic cao hơn so với website bán hàng.

Traffic Website là gì, hướng dẫn phân loại 5 loại traffic cơ bản

Traffic Website là gì, hướng dẫn phân loại 5 loại traffic cơ bản

Tăng lượng truy cập đồng nghĩa tăng lợi nhuận của trang web đó. Vì vậy, chỉ số traffic luôn cần được quan tâm hàng đầu, trở thành mục tiêu phát triển của trang web.

2. Tầm quan trọng traffic website là gì?

Lượng traffic website là nhân tố quan trọng trong SEO. Những lợi ích trang web có được khi traffic tăng:

  • Tăng độ thân thiện và uy tín đối với các công cụ tìm kiếm
  • Traffic cao đồng nghĩa với việc website của bạn cung cấp nội dung giá trị
  • Việc tăng traffic đều đặn giúp trang web tiếp cận với nhiều người dùng mới
  • Website của doanh nghiệp có lượng traffic tốt là cơ hội để quảng bá thương hiệu tới nhiều người dùng online.

Traffic website tăng đồng nghĩa với việc gia tăng tỉ lệ chuyển đổi (CTR) & hơn nữa traffic cao sẽ giúp thứ hạng website được cải thiện đáng kể. 

Traffic website là gì & tầm quan trọng của traffic website

Traffic website là gì & tầm quan trọng của traffic website

3. Phân biệt 5 loại traffic cơ bản

3.1. Paid traffic là gì?

Paid traffic là lượng khách hàng truy cập vào trang web của bạn từ các quảng cáo online có trả phí.

Tuy nhiên, trong Analytics thì nguồn Paid chỉ là Quảng cáo Google, còn Quảng cáo Facebook sẽ được tính là traffic social.

3.2. Organic traffic là gì?

Organic traffic thực chất là các traffic đến từ google search. Đây là thuật ngữ dùng để nói đến lưu lượng người dùng truy cập vào website từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.

Traffic là gì - Phân loại 5 traffic cơ bản trong SEO

Traffic là gì – Phân loại 5 traffic cơ bản trong SEO

3.3. Referral traffic 

Referral traffic có được khi người dùng truy cập vào website của bạn thông qua link liên kết từ website khác mà không phải qua các công cụ tìm kiếm.

Lưu ý: Trong Analytics sẽ thống kê từ nguồn CocCoc là Referral Traffic

3.4. Direct traffic 

Direct traffic hay chỉ số lượng người dùng truy cập vào website một cách trực tiếp mà không thông qua bất cứ kênh nào khác. Người dùng có thể nhấp vào dấu trang đã lưu hoặc gõ URL của trang web trên thanh địa chỉ.

3.5. Social traffic 

Khái niệm Social traffic đề cập tới lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua các link được đặt trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Youtube, Instagram…

Ngoài ra, các dạng blog 2.0, Site Google, Webflow.io cũng được coi là traffic social nhé mọi người.

⇒ Trên đây là các thuật ngữ giải thích Traffic website là gì? Vậy mọi người đã nắm bắt và phân loại 5 loại traffic chưa? Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu các công cụ kiểm tra traffic website.

4. Các công cụ kiểm tra lưu lượng truy cập website

4.1. Công cụ check traffic website online thuộc chủ sở hữu

Bạn là chủ sở hữu của một trang web có thể lựa chọn hai công cụ miễn phí dưới đây để kiểm tra lượng truy cập website: Google Analytics hoặc Google Search Console để kiểm tra và theo dõi chỉ số traffic.

4.1.1. Google Analytics

Công cụ trực tuyến Google Analytic cho phép bạn theo dõi các số liệu của trang web: dữ liệu về traffic, kênh traffic và nguồn phương tiện traffic. Ngoài ra, Google Analytic còn có thể cung cấp cho bạn biết về hành vi cụ thể của người dùng tại trang web của bạn.

Những tính năng nổi bật của Google Analytic để giúp chủ trang web theo dõi chỉ số traffic của website:

  • Ghi lại thời gian cụ thể về số người trên trang web, họ đang ở phần nào của web, họ truy cập từ nguồn nào
  • Theo dõi chính xác số lượng người truy cập, lượng người dùng mới, số phiên, số lần xem trang
  • Thống kê chi tiết cụ thể về chỉ số traffic theo ngày tháng năm của từng kênh cụ thể
  • Kiểm tra được luồng hành vi của người dùng như: số lần xem trang, tỷ lệ thoát trang và thời gian trung bình ở trang…
Traffic trong Marketing là gì & kiểm tra traffic của website bằng Google Analytics

Traffic trong Marketing là gì & kiểm tra traffic của website bằng Google Analytics

4.1.2. Google Search Console

Google Search Console công cụ kiểm tra lượt truy cập website miễn phí để kiểm tra và khắc phục sự cố liên quan đến việc hiển thị của web trên công cụ tìm kiếm do Google cung cấp. Khác với Google Analytic, Google Search Console chỉ thống kế traffic tự nhiên và không tính lượng traffic từ bất kỳ nguồn nào khác.

Công cụ Google Search Console cho phép chủ trang web theo dõi traffic qua tổng số lần người dùng nhấp chuột vào trang web. Thêm vào đó, công cụ này còn xác định cụ thể traffic từ quốc gia, thiết bị, ngày nào….

4.2. Công cụ kiểm tra traffic website đối thủ

4.2.1. Công cụ Ahrefs

Ahrefs là công cụ thống kê lượng truy cập website và các yếu tố SEO, trong đó có chỉ số traffic. Nhiều SEOer và nhà quản trị website đánh giá công cụ này khá hữu ích. Tuy nhiên, Ahrefs là phần mềm có tính phí, mức phí tính trên các chức năng được sử dụng.

4.2.2. Công cụ SEMRush

Tính năng của SEMRush là hỗ trợ người dùng phân tích xu hướng tìm kiếm của khách hàng và số lượng traffic dự kiến mà từ khóa đó đem về cho trang web. Với công cụ này, bạn có thể kiểm tra thông tin của đối thủ để lọc ra từ khóa cạnh tranh giữa website của bạn và đối phương.

Traffic website là gì & cách check traffic website free bằng SEM RUSH

Traffic website là gì & cách check traffic website free bằng SEM RUSH

4.2.3. Công cụ SimilarWeb

So với Ahrefs và SEMRush, công cụ SimilarWeb có khả năng theo dõi chỉ số traffic đầy đủ hơn:

  • Số lượng người dùng truy cập trang
  • Nguồn traffic theo lĩnh vực và theo quốc gia
  • Thống kê các loại traffic gồm organic search, paid search, referral traffic, traffic từ quảng cáo hiển thị.

SimilarWeb có bản thử nghiệm (trả phí giới hạn), bạn nên dùng thử trước khi quyết định mua bản chính thức.

4.2.4. Traffics Estimate

Traffic Estimate là công cụ cho phép bạn đo traffic website của bất kỳ trang web nào. Với tính năng này bạn có thể theo dõi lượng traffic của bất kỳ đối thủ nào. Do đó bạn cũng có thể dễ dàng so sánh traffic website của tất cả đối thủ khi cần đưa ra những chiến lược để tăng traffic cho chiến dịch của bạn.

4.2.5. RenSEO

Ren SEO – là bộ công cụ SEO toàn diện được phát triển bởi chính những chuyên gia của Việt Nam có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, đảm bảo sự chuẩn xác, tính hợp lý & mức độ hiệu quả của công cụ. Ren SEO cho phép bạn kiểm tra traffic của đối thủ cũng giống như các công cụ khác. Ngoài ra, Ren SEO còn nhiều tính năng nổi bật như: check trùng lặp nội dung, spin nội dung, phân tích từ khóa,….

5. 6 yếu tố quan trọng giúp cải thiện traffic website là gì?

5.1. Thứ hạng từ khóa

Một yếu tố cơ bản để cải thiện traffic là tối ưu từ khóa trong title, meta description và nội dung bài viết. Từ khóa là nhân tố để công cụ tìm kiếm xác định nội dung trang web của bạn có phù hợp nhu cầu của người tìm kiếm.

Người quản lý website cần tập trung nghiên cứu tìm ra từ khóa chính xác và thực hiện tối ưu theo cách sau:

  • Tiêu đề website (Title tags): Có chứa từ khóa và dưới 70 ký tự
  • Mô tả website (Meta descriptions): Là phần văn bản hiện trên trang tìm kiếm, tóm tắt nội dung website. Yêu cầu của phần này dễ hiểu và có chứa từ khóa.

5.2. Sử dụng mạng xã hội

Mạng xã hội là kênh giúp tăng traffic cho trang web nhanh. Một chiến lược thông minh sẽ kéo một lượng lớn người dùng mạng xã hội đến web của bạn.

Người dùng mạng xã hội có xu hướng thích chia sẻ các bài viết hay mà họ thích trên internet với người thân, gia đình và bạn bè. Để đảm bảo bài viết dễ chia sẻ, bạn hãy nhúng tool chia sẻ vào từng bài post.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động tiếp cận người dùng. Khi upload bài viết mới, bạn nên chia sẻ nó lên các kênh mạng xã hội. Điều này vừa không tốn chi phí, vừa cải thiện traffic của web. Để bài viết nhận được nhiều lượt chia sẻ, bạn nên lưu ý vài thủ thuật dưới đây:

  • Hấp dẫn thị giác: Sử dụng thêm hình ảnh, video đẹp
  • Dùng hashtags: Để người dùng dễ nhìn thấy bài post khi họ tìm theo đúng từ khóa
  • Chọn mạng xã hội tương thích: Tùy theo đối tượng mà trang web bạn nhắm tới để chia sẻ bài post trên nền tảng mạng xã hội phù hợp. Facebook người lớn trên 20 tuổi, Instagram và Twitter nhóm tuổi teen.

5.3. Website thân thiện với điện thoại

Tối ưu website thân thiện với thiết bị di động - cải thiện traffic website

Tối ưu website thân thiện với thiết bị di động – cải thiện traffic website

Việc người dùng sử dụng điện thoại để lướt web đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Khi truy cập website của bạn, khách hàng có trải nghiệm không tốt, họ sẽ không quay lại. Và trang sẽ bị tụt traffic nhanh chóng.

Do đó, website bắt buộc cần thân thiện với các thiết bị di động. Một trang web thân thiện với di động là tự động điều chỉnh kích thước màn hình phù hợp với thiết bị.

Để biết được website có thân thiện với điện thoại, bạn dùng công cụ hỗ trợ kiểm tra Google mobile friendly test.

5.4. Chất lượng bài viết

Nội dung bài viết là yếu tố thu hút và khiến khách hàng quay lại trang web. Đầu tư chất xám và thời gian để tạo ra những nội dung chất lượng để lượng truy cập tăng cao.

Một bài viết chất lượng nên có đầy đủ yêu cầu như:

  • Nội dung bài viết xoay quanh từ khóa chính, chứa thông tin trả lời một chủ đề
  • Headlines ấn tượng, thu hút
  • Chia bài viết thành nhiều đoạn ngắn
  • Câu văn rõ ràng, mạch lạc, không được quá dài
  • Thêm hình ảnh và video để bài viết thêm sinh động.

5.5. Tốc độ tải trang

Tốc độ load trang web sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm trên Google. Cải thiện rút ngắn thời gian tải trang giúp website tăng hạng tìm kiếm để tăng lượng người truy cập.

Một cách tăng tốc website nhanh nhất là dùng công cụ Content Delivery Network (CDN). Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả phí cho bên cung cấp CDN.

5.6. Liên kết nội bộ

Bước tạo link liên kết (internal link) nội bộ thường bị nhiều chủ sở hữu trang web bỏ qua. Nhưng thực chất, liên kết nội bộ cũng là yếu tố góp phần tăng traffic cho web.

Google có đề cập tới link liên kết nội bộ trong việc đánh giá trang web. Nếu có nhiều internal link dẫn về trang, website được Google đặt ở thứ hạng cao.

Liên kết nội bộ còn có một ưu điểm khác là tăng thời gian người dùng ở lại trang web. Vì vậy, bạn hãy luôn đặt internal link phù hợp vào trang bài viết mới tạo.

6. 7 Cách tăng traffic cho website đơn giản dễ thực hiện

6.1. Dịch vụ SEO website

SEO chính là phương pháp để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Nếu làm tốt SEO, trang web của bạn sẽ có thể tăng thứ hạng tự nhiên trên kết quả tìm kiếm. Từ đó, người dùng sẽ nhìn thấy và có khả năng truy cập vào website của bạn nhiều hơn.

Tham khảo dịch vụ Seo Thành Công tại đây

6.2. Chạy quảng cáo Google

Quảng cáo Google là một cách tăng lượng truy cập cho trang web hiệu quả nhưng đơn giản. Bạn chỉ cần đăng ký gói dịch vụ của Google với các mức phí khác nhau.

Kéo Traffic là gì, 7 cách kéo traffic hiệu quả

Kéo Traffic là gì, 7 cách kéo traffic hiệu quả

6.3. Chạy quảng cáo Mạng xã hội

Tương tự như quảng cáo Google, chạy quảng cáo mạng xã hội như Facebook, Zalo,.. cũng hỗ trợ tăng traffic cho website. Chủ website sẽ phải trả phí cho mạng xã hội đó khi lựa chọn chạy quảng cáo qua mạng xã hội này.

6.4. Tiếp thị Email Marketing

Chiến lược tiếp thị qua email cũng là một cách kéo traffic rất tốt. Bạn cần xây dựng một chiến dịch cụ thể, đặc biệt cần chú ý chọn đúng đối tượng khách hàng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

6.5. Booking PR Báo

Việc booking PR trên báo không chỉ tăng được lượng truy cập mà còn mang đến nhiều lợi ích khác:

  • Quảng bá thương hiệu
  • Tạo dựng niềm tin cho khách hàng và đối tác

6.6. Xây dựng blog riêng

Khi bạn xây dựng được một blog riêng, bạn có thể đăng tải những thông tin hữu ích, tươi mới, hấp dẫn thu hút khách hàng tiềm năng vào blog. Sau đó, hãy khéo léo điều hướng người dùng về website chính của mình. Phương pháp này giúp tăng traffic một cách tự nhiên, hiệu quả mà không mất phí.

6.7 Thuê banner các site cùng chủ đề

Mua traffic cho website bằng banner quảng cáo. Đây là phương tiện truyền tải thông điệp quảng cáo; cách truyền thông điệp để khách hàng biết đến bạn. Thói quen của con người rất dễ bị thu hút bởi hình ảnh, âm thanh hơn là đọc nội dung.

Ngược lại, các bài viết quảng cáo hay chia sẻ kiến thức thi sẽ chứa nhiều thông tin hơn. Các dạng nội dung này sẽ đáp ứng đầy đủ thông tin với những khách hàng đang có sự quan tâm cao về website bạn. Việc đặt banner quảng cáo trong các bài viết quảng cáo sẽ giúp tăng lượt chuyển đổi mua hàng tại website và trên các trang web thuê đặt banner.

Đây cũng là cách tăng traffic cho website một cách tự nhiên và có lượt chuyển đổi mua hàng cao.

Như vậy qua nội dung bài viết trên đây, bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi traffic website là gì cũng như những thông tin quan trọng về traffic website. Để có nhiều hơn những kiến thức hữu ích, hãy theo dõi các bài viết mới từ Seo Thành Công nhé!

Bình luận
×

Đăng ký gói dịch vụ