Tóm tắt nội dung
Google Search Console là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các SEOer trong việc phân tích, quản lý và tối ưu hóa website của mình.
Vậy Google Search Console là gì? Seo Thành Công sẽ Hướng dẫn cài đặt Google Search Console cho các bạn newbie ngay sau đây. Cùng theo dõi bài viết của Seo Thành Công nhé!
1. Google Search Console là gì?
Là một công cụ đa năng hỗ trợ các Webmaster và các SEOer theo dõi hiệu suất và check các sự cố xảy ra trên Website do Google cung cấp.
Webmaster tool hay Website Administrator là công cụ chịu trách nhiệm quản lý trang web và chịu trách nhiệm từ việc đăng ký, duy trì và theo dõi các vấn đề xảy ra trên web. Từ đó, công cụ này giúp website vận hành trơn tru và hiệu quả hơn nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
Thực ra, Google Search Console là bản cập nhật đổi tên từ Google Webmaster Tools. Đây là công cụ hỗ trợ miễn phí với các tính năng thống kê những liên kết dẫn tới website hoặc từ khóa mang người dùng tìm kiếm.
Theo đó gia tăng trải nghiệm của người dùng nhờ tiết kiệm được thời gian để tối ưu và chỉnh sửa website tốt hơn.
2. Vai trò & lợi ích Google Search Console là gì?
Google Search Console là một trong những Master tool Google có vai trò quan trọng đối với các SEOer và những chuyên gia quản trị mạng. Cụ thể:
- Giúp theo dõi chặt chẽ tình hình website từ đó mang đến cho các SEOer hay người quản trị web cái nhìn tổng quản để đưa ra cách vận hành hiệu quả và thuận lợi nhất.
- Công cụ đắc lực trong việc tối ưu hóa website và gia tăng thứ hạng cho trang web trên công cụ tìm kiếm
- Giúp xây dựng website chuyên nghiệp và độc đáo mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
- Phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời các sự cố xuất hiện trên web.
Sở hữu vai trò quan trọng, công cụ Google Search Console mang đến nhiều lợi ích cho người dùng:
- Thống kê các chỉ số quan trọng như: số lượng đường dẫn URL trên trang, số lượt hiển thị và lượt click vào từ khóa trên website, lượt traffic đổ về web…
- Theo dõi thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm: để kịp thời điều chỉnh chiến thuật SEO
- Giúp nội dung được index trên Google nhanh hơn: hạn chế tình trạng bị đối thủ sao chép nội dung do thời gian index bài viết lâu
- Kiểm tra lại các nguồn backlink liên kết với web: và tìm ra các backlink xấu để điều chỉnh nhanh chóng, tránh các hình phạt của Google
- Kiểm tra các lỗi trên website như: lập chỉ mục URL, khả năng sử dụng trên thiết bị di động và các tính năng khác.
3. Hướng dẫn cài Google Search Console
Để đăng ký Google Search Console và cài đặt bạn cần có một tài khoản Gmail và truy cập trang Google Search Console qua url: google.com/webmasters/. Sau khi đăng nhập thành công với tài khoản Gmail, bạn sẽ được dẫn đến giao diện của công cụ này.
Lúc này, hãy click chuột vào ô thêm trang web để nhập tên website của bạn. Bước tiếp theo, bạn cần xác nhận quyền sở hữu website hay xác minh Google Search Console theo một trong những cách sau đây:
Cách 1: Xác minh bằng cách tải tệp HTML lên Hosting của website.
Cách 2: Hướng dẫn cài đặt Google Search Console Xác minh bằng việc thêm thẻ Meta vào website của bạn
Cách 3: Xác minh quyền sở hữu thông qua Google Analytics
Cách 4: Xác minh Webmaster qua Tagmanager (Nên làm theo cách này)
XEM THÊM:
4. Top 5 chức năng quan trọng của Google Search Console
Vậy là bạn đã biết được Google Search Console là gì? Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Top 5 chức năng chính của công cụ quản trị website này.
4.1. Giám sát hiệu suất
4.1.1. Số lần nhấp (Clicks)
Dữ liệu này báo cáo số lần mà người dùng đã click vào website của bạn thông qua bảng xếp hạng SERPs . Điều này không những cung cấp cho mọi người về hiệu quả tiêu đề trang, mô tả meta. Chỉ số này còn báo hiệu về mức độ nhất quán của lưu lượng truy cập.
4.1.2. Tổng số lượt hiển thị (Impressions)
Tổng số lượt hiển thị là tổng số lần trang web của bạn đã xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Sắp xếp theo trang có thể cho bạn biết trang nào xếp hạng cho các từ khóa cụ thể, giúp bạn tối ưu hóa từ khóa hiệu quả hơn.
4.1.3. CTR trung bình
CTR trung bình: hiển thị cho bạn phần trăm số người đã xem trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google và đã click vào kết quả website bạn.
Về cơ bản, đó là số lần nhấp chuột ÷ lần hiển thị x 100. Thông qua Google Search Console, bạn có thể xác định các truy vấn CTR cao nhất (và thấp nhất) của mình và theo dõi chúng theo thời gian.
4.1.4. Vị trí trung bình
Vị trí trung bình của website đang xếp hạng trên Google SERPs cho các từ khóa hoặc trang cụ thể.
4.2. Theo dõi các lỗi lập chỉ mục
Google Search Console cho phép bạn thống kê có bao nhiêu trang đã được Google lập chỉ mục kể từ lần thu thập thông tin trang web cuối cùng.
Ngoài ra, nó còn thông báo lỗi cảnh báo lập chỉ mục URL nào và cung cấp cho bạn thông tin để phân tích. Ví dụ như URL bị chặn, mã bị hỏng, hay gặp sự cố nào đó….
4.3. Gửi sơ đồ trang web
Chức năng gửi sơ đồ trang tới GWT có thể cải thiện khả năng thu thập dữ liệu website. Đây là một chức năng tuyệt vời cho các website lớn vì công cụ tìm kiếm dễ dàng bỏ lỡ các thay đổi hoặc bổ sung mới của website.
4.4. Kiểm tra URL
Chức năng tiếp theo trong bài viết Google Search Console là gì, đó là kiểm tra URL của website. Công cụ kiểm tra URL cho phép bạn phân tích các URL cụ thể. Công cụ này, cho phép bạn kiểm tra bất kỳ lỗi nào trong quá trình thu thập thông tin của Bot Google.
Ví dụ như: trang web này chưa thân thiện với thiết bị di động.
4.5. Theo dõi liên kết
Với tính năng kiểm tra liên kết, không chỉ xem được tổng số lượng liên kết ngược trên website mình mà còn tổng hợp được tên miền nào đang liên kết với trang web của bạn và văn bản liên kết.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được backlink xấu, backlink rác do đối thủ chơi xấu hoặc một số lí do nào khác.
Từ đây, bạn có thể kiểm tra và từ chối những backlink xấu đó. Giúp cho hồ sơ liên kết của mình luôn được ổn định và không xảy ra điều gì bất thường.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của SEO Thành Công đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Search Console là gì, cách khai báo Google Search Console. Bên cạnh Google Search Console, bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài công cụ khác như Ahrefs, Google Analytics…
Trong quá trình triển khai các chiến lược SEO, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé. Chúc bạn thành công!
Nguồn: SEO Thành Công