Tóm tắt nội dung
Search Intent là gì? Cách tối ưu cho Search Intent? Theo thống kê của Search Engine Land, một ngày có hơn 5,5 tỷ lượt truy cập trên Google nghĩa là cứ một giây có 63.000 thao tác tìm kiếm được thực hiện trên công cụ này.
Người dùng truy cập tìm kiếm với những mục đích khác nhau: giải trí, mua bán, lấy thông tin… nhưng đều được gọi chung là Search Intent. Cùng SEO THÀNH CÔNG tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Search Intent là gì?
Search Intent còn được gọi với những các tên khác như: User Intent, Keyword Intent. Khái niệm này được hiểu là ý định tìm kiếm, là mục đích, là câu hỏi của người dùng trên các công cụ SERPs như Google.
Hoặc có thể hiểu rằng, Search Intent là lý do người dùng sử dụng đến công cụ tìm kiếm với mong muốn nhanh chóng có được đáp án cho một vấn đề đang thắc mắc.
Giả sử: bạn đang nấu bữa tối với trứng cá hồi nhưng không biết công thức chế biến.
Vì vậy, bạn truy cập Google và truy vấn “công thức nấu trứng cá hồi”. Sau đó bạn bạn tìm được công thức ngắn gọn, nhanh chóng. Đó được gọi là Search Intent.
2. Top 9 dạng Search Intent phổ biến nhất hiện nay
Dựa vào những dấu hiệu, SEO Thành Công chia Search Intent thành 9 loại phổ biến thường gặp. Chúng ta cùng tìm hiểu 9 loại Search Intent là gì nhé:
2.1. Research Intent: Nghiên cứu thông tin
Research Intent là ý định tìm tìm thông thường và phổ biến nhất. Người dùng truy vấn tìm kiếm, kết quả nhận được thường là các trang cung cấp thông tin, học tập, nghiên cứu như Wiki, blog. Mục đích những trang web này là cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ giải đáp chuyên sâu câu hỏi của người dùng.
Một số ví dụ về các truy vấn thông tin:
- Intent seo là gì?
- SEO là gì?
- SEM là gì?
- Jack là ai?
2.2. Answer Intent: Tìm câu trả lời nhanh
Search Intent Quick Answer tìm những khái niệm đơn giản. Mục đích của người dùng với loại Search Intent là mong muốn câu trả lời nhanh chóng mà không cần truy cập vào một trang web nào. Họ không có nhu cầu click chuột vào đường link bài viết để ngồi nghiên cứu những thông tin trong đó.
Với dạng tìm câu trả lời nhanh này, Google thường cho ra kết quả theo kiểu dạng hộp định nghĩa, hộp trả lời, hộp tính, hộp tỷ số… Các link trang web có tỷ lệ hiển thị rất thấp theo loại tìm kiếm này.
Ví dụ: Bảng tỉ số trận đấu đá bóng, bảng dự báo thời tiết, …
2.3. Local Intent: Tìm kiếm địa điểm Local
Kết quả của Local Intent, tìm kiếm vị trí địa lý, thường bản đồ sẽ đứng ở vị trí đầu tiên. Các local pack (bộ kết quả địa điểm), geographic markers (những điểm đánh dấu địa lý) cũng sẽ hiển thị trong kết quả.
Ví dụ: Local Intent Đà Lạt, kết quả tìm kiếm hiển thị bản đồ thành phố Đà Lạt.
2.4. Transactional Intent: Ý định mua hàng
Những ý định tìm mua hoặc nghiên cứu sản phẩm của người dùng khá rõ ràng. Nếu mục đích tìm kiếm của khách hàng ở dạng Transactional Intent thì Google có xu hướng hiển thị các mục Mua sắm và các tính năng có mục đích mua bán khác.
Kết quả tìm kết cũng trả về các link của các trang thương mại điện tử quen thuộc như Lazada, Tiki, Shopee hoặc Amazon… Các URL hiển thị dưới dạng /san-pham/, hoặc danh mục/trang.
Ví dụ: Tìm kiếm theo từ khóa Laptop Dell Core i5, kết quả hiển thị danh sách sản phẩm có giá bán từ các nhà bán hàng khác nhau.
2.5. Video Intent: Tìm kiếm video
Theo SEO Thành Công, tìm kiếm video là ý định tìm kiếm rõ ràng riêng biệt, không thể xếp chung với tìm kiếm hình ảnh. Hiện nay, video đang dần trở thành một dạng thông tin quan trọng cần phải tách riêng trở thành Intent độc lập.
Slide video là dấu hiệu video intent phổ biến nhất, thường thấy nhất. Kết quả Video Intent là các video từ Youtube ở các dạng khác nhau như: hình ảnh bìa thu nhỏ của video (thumbnail) hoặc một trích đoạn nhỏ của video, hay video nổi bật.
Ví dụ: Kết quả Video Intent của Câu hẹn câu thề là hình ảnh bìa video MV bài hát trên Youtube.
2.6. Visual Intent: Tìm kiếm trực quan
Một số câu hỏi tìm kiếm của người dùng với mong muốn xem hình ảnh thay vì tìm câu trả lời. Dạng truy vấn này được gọi là Visual Intent – Tìm kiếm trực quan. Dấu hiệu của Intent này là gói hình ảnh được hiển thị trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Mục đích tìm kiếm hình ảnh càng rõ ràng thì số lượng hình ảnh xuất hiện càng nhiều. Ngoài ra, kết quả của Visual Intent cũng có thể là website như Pinterest, nhưng sẽ đứng ở vị trí hàng thứ 2.
Ví dụ: Từ khóa “Cây kim ngân” là một dạng Visual Intent có kết quả là hình ảnh cho cây kim ngân.
2.7. News Intent/Fresh Intent: Tìm các tin mới / tin thời sự
Với dạng News Intent, kết quả trả về là các tin tức nằm trong Story box ở hàng đầu. Có trường hợp, kết quả tìm kiếm là link Tweet, link Facebook có lượng xem nhiều nhất trong những ngày/tuần/tháng. Google nhận biết dạng tìm kiếm tin tức thời sự này qua các từ khóa có nội dung tin tức lớn.
Ví dụ: Từ khóa tìm kiếm “covid hải dương”, kết quả gợi ý đầu tiền từ Google là bài dạng tin tức thời sự.
2.8. Branded Intent: Tìm hiểu thương hiệu
Branded Intent là dạng tìm kiếm với mục đích tìm hiểu thương hiệu. Với truy vấn tên hoặc đi kèm tên của một thương hiệu , kết quả thường là trang web chủ của thương hiệu, công ty, tổ chức đó. Trong trường hợp, thương hiệu đó chưa có website, kết quả trả về là một số đánh giá, review… liên quan.
Ví dụ: “Bánh mì que hải phòng” là dạng tìm kiếm thương hiệu – một ví dụ về Search Intent là gì?
2.9. Split Intent: Search Intent tổng hợp
Dạng Search Intent cuối cùng là dạng ý định hỗn hợp gọi là Split Intent. Intent này không có mục đính truy vấn, tìm kiếm rõ ràng, có thể xem đây là dạng tổng hợp của 8 Search Intent Google ở trên. Kết quả Split Intent đa dạng, phong phú có nhiều hình thức: hình ảnh, local, thương hiệu…
Tham khảo: Cách SEO hình ảnh với # 8 bước đơn giản
Ví dụ: Bánh mì là một ví dụ điển hình cho Split intent cơ bản. Bảng kết quả tìm kiếm vừa local business, vừa knowledge graph, vừa có tin tức.
3. Các cách tối ưu cho Search Intent là gì?
Từ việc tìm hiểu Search Intent nghĩa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về những cách tối ưu cho Search Intent.
3.1. Truy vấn điều hướng
Với truy vấn định hướng, bạn không cần quá quan tâm để thực hiện tối ưu. Vì mục đích truy vấn định hướng đã được người dùng xác định rõ ràng trước khi tìm kiếm. Họ sẽ nhập chính xác từ khóa để tìm được đường link trang web cần đến.
Trong truy vấn định hướng, bạn chỉ cần chú ý tối ưu một số yếu tố cần thiết trên trang như: tên sản phẩm, tên thương hiệu, từ khóa đã xuất hiện trong thẻ title, trong meta description, trong các thẻ heading của bài viết chưa?
3.2. Tối ưu truy vấn thông tin
Để mà nói về truy vấn thông tin thì thật sự rất rộng. Bởi, thông tin chia thành nhiều luồng thông tin khác nhau. Có người muốn tìm hiểu lịch sử hình thành của một sự kiện gì đó, nhưng có người chỉ muốn tìm hiểu ngày diễn ra sự kiện đó, có người tìm hiểu về ý nghĩa của chúng….
Một ví dụ cụ thể hơn đó là: Một người truy vấn từ khóa “cách nấu món Bít Tết đơn giản”, hiển nhiên mình không thể trả ra kết quả “Địa chỉ ăn Bít Tết” cả. Bởi ý định của họ là họ tự nấu chứ họ không muốn truy vấn địa chỉ.
Do đó, vấn đề về truy vấn thông tin cực kỳ quan trọng. Đòi hỏi bạn phải phân tích cặn kẽ.
Một số Mẹo tìm kiếm thông tin truy vấn:
- Truy vấn từ khóa và xem hộp thoại Tìm kiếm có liên quan
- Tham khảo cấu trúc thông tin của Top 5 đối thủ đầu tiên
- Sử dụng công cụ tìm từ khóa lọc những từ khóa mở rộng
3.3. Tối ưu ý định giao dịch
Phân tích một chút nhé. Bạn thử đặt bản thân vào trường hợp cần mua hay cần đăng ký hoặc một giao dịch bất kỳ nào đó đi. Thì thứ bạn mong muốn là gì? Là thông tin về sản phẩm hay về cách sử dụng? Chắc chắn là không phải rồi.
Bản chất họ có ý định giao dịch tức thứ họ cần là một trang sản phẩm, dịch vụ cụ thể và nhanh chóng đưa ra chuyển đổi. Bao gồm các yếu tố:
- Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn gọn đầy đủ nội dung muốn truyền đạt.
- Thiết kế dễ bắt mắt: Khách hàng khi truy cập khi truy cập 1 website sản phẩm, dịch vụ thì thứ họ mong muốn là 1 website dễ nhìn, hình ảnh, hiệu ứng bắt mắt.
- Nút CTA: vị trí rõ ràng, màu sắc nổi bật.
- Biểu mẫu: biểu mẫu tối giản nhất có thể, chỉ yêu cầu khách hàng điền những thông tin cần thiết giúp quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng.
Tối ưu Search Intent SEO là một phần quan trọng khi SEO website. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết của SEO Thành Công, bạn đã nắm được Search Intent là gì cũng như cách áp dụng để có được những kết quả tốt nhất.
Nguồn: SEO Thành Công