Tháp nhu cầu Maslow: Bí quyết thành công trong cuộc sống

Tháp nhu cầu Maslow: Bí quyết thành công trong cuộc sống

Bạn có biết tâm lý và hành vi của một con người được xây dựng theo mô hình tháp nhu cầu Maslow không? Không chỉ là lý thuyết suông, tháp Maslow còn được ứng dụng thực tiễn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy học thuyết Maslow là gì? Nó được áp dụng trong cuộc sống như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Nhà tâm lý học Abraham Maslow là người đưa ra lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow vào năm 1943. Theo đó, nó là đại diện cho những hành vi và tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp. Các tầng của mô hình tượng trưng cho 5 nhóm cơ bản gồm: sinh lý, an toàn, xã hội, kính trọng và thể hiện bản thân. Và chúng được sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo nhu cầu tự nhiên của con người.

Thông thường, con người sẽ theo trình tự chung từ thấp đến cao của tháp nhu cầu Maslow. Điều này có nghĩa là khi đã thỏa mãn nhu cầu cơ bản đầu tiên như ăn, uống, ngủ, nghỉ… Tiếp đến sẽ là nhu cầu về sức khỏe, lúc này không chỉ có ăn để tồn tại mà là ăn ngon, ngủ ngon, có việc làm,… Khi nhu cầu ở 2 mức trên đã được đáp ứng thì lúc này con người muốn mở rộng các mối quan hệ của mình. Dần dần, trong mối giao tiếp, họ lại mong muốn được sự tôn trọng và khi mọi nhu cầu được đáp ứng, con người bắt đầu muốn thể hiện mình.

Không chỉ trong cuộc sống đời thường mà rất nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện nay như: marketing, quản trị, nhân lực, kinh doanh,… cũng đều có sự góp mặt của tháp nhu cầu Maslow.

Tháp nhu cầu Maslow với 5 cấp bậc

Các cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow là gì?

Sau khi đã hiểu cơ bản tháp nhu cầu Maslow, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các 5 cấp bậc của tháp Maslow:

  • Nhu cầu sinh lý: Đây là bậc dưới đáy của tháp Maslow và là cấp bậc quan trọng nhất con người cần được thỏa mãn. Nó thể hiện qua những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải có để con người tồn tại như: thở, ăn, ngủ, nghĩ, quần áo, nơi ở, tình dục…

  • Nhu cầu được an toàn và sức khỏe: Sau khi đã đáp ứng được điều kiện để tồn tại thì chắc chắn bạn sẽ mong muốn có cuộc sống phát triển và được bảo vệ tốt hơn. Các hành vi thể hiện như nhu cầu ở cấp độ này có thể kể đến như: mua bảo hiểm, tìm kiếm công việc ổn định, khám sức khỏe định kỳ, gửi tiền tiết kiệm để dự phòng cho tương lai….

  • Nhu cầu xã hội: Khi những nhu cầu cơ bản của bản thân đã được đáp ứng, bạn lại mong muốn được yêu thương, có nhiều mối quan hệ như tình bạn, tình yêu, đối tác, đồng nghiệp,… Có thể nói tháp nhu cầu Maslow ở cấp bậc này là một trong những yếu quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống tinh thần của mỗi người.

  • Nhu cầu được tôn trọng: Một khi bạn đã dần ý thức được giá trị của bản thân thì nhu cầu kính trọng sẽ xuất hiện. Để đáp ứng nhu cầu này, bạn phải nỗ lực khá nhiều để phát triển bản thân, chuyên môn. Vì những kết quả, thành tích của bạn sẽ được người khác nhìn vào, đánh giá và ghi nhận.

  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Đây là nhu cầu cao nhất của tháp nhu cầu Maslow. Đạt đến mức này là lúc con người có xu hướng muốn chứng minh và bộc lộ những khả năng tiềm ẩn, đam mê của bản thân mình.

Bậc đầu tiên của tháp Maslow là nhóm cơ bản, cần thiết và buộc phải có của con người

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Bên cạnh tháp nhu cầu cơ bản Maslow với 5 cấp bậc trên thì tháp còn được phát triển thêm 3 cấp độ nữa. Như vậy tháp nhu cầu Maslow mở rộng sẽ gồm 8 cấp bậc như sau:

  • Cấp độ 1: Nhu cầu cơ bản
  • Cấp độ 2: Nhu cầu về an toàn, sức khỏe
  • Cấp độ 3: Nhu cầu về các mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội
  • Cấp độ 4: Nhu cầu được kính trọng
  • Cấp độ 5: Nhu cầu tự khẳng định, thể hiện bản thân
  • Cấp độ 6: Nhu cầu nhận thức
  • Cấp độ 7: Nhu cầu thẩm mỹ
  • Cấp độ 8: Nhu cầu tự tôn bản ngã

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng với 8 bậc

Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

Bất cứ một sự vật lý thuyết nào cũng sẽ tồn tại hai mặt, tháp Maslow cũng vậy. Cụ thể là:

Ưu điểm:

  • Áp dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như quản trị nhân sự, định vị sản phẩm, thiết kế, định giá sản phẩm…
  • Giúp các nhà doanh nghiệp xác định chính xác nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Giúp các nhà quản trị, người làm marketing nắm bắt hành vi tâm lý người tiêu dùng để có những chiến lược kế hoạch phù hợp.
  • Tháp nhu cầu Maslow giúp định hướng và phát triển cho nhiều nhóm ngành nghề hiện đại ngày nay.

Nhược điểm:

  • Không thể đo lường một cách chính xác nhu cầu thỏa mãn của khách hàng khi chuyển qua nhu cầu tiếp.
  • Tùy vào từng quốc gia, nền văn hóa mà lý thuyết Maslow chỉ mang tính tương đối và sẽ có sự sai lệch.
  • Không có thứ tự ưu tiên rõ ràng cho mỗi hành vi, nhu cầu ở mỗi cấp bậc.

Ưu nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong thực tiễn

Ứng dụng của lý thuyết nhu cầu Maslow được áp dụng phổ biến trong cuộc sống và mọi ngành nghề, điển hình là 4 lĩnh vực sau:

Marketing

Mục tiêu của marketing chính là chiến lược tiếp thị hướng đến các khách hàng tiềm năng. Một khi đã hiểu rõ về các cấp bậc của tháp Maslow, các nhà marketing sẽ “vẽ ra” được chân dung nhóm khách hàng mà họ muốn khai thác. Từ đó sẽ tìm ra được tâm lý và hành vi mua sắm, tiêu dùng để đề ra các kế hoạch tiếp thị sản phẩm hiệu quả.

Quản trị

Quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh,… đều được tháp nhu cầu Maslow hỗ trợ đắc lực. Với nhu cầu cơ bản như lương, thưởng để nhân viên có thể duy trì cuộc sống như mua đồ ăn, thức uống, quần áo, xăng xe… Tiếp đến là nhu cầu an toàn, sức khỏe thông qua hình thức bảo hiểm xã hội, bảo y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Bên cạnh đó, nhà quản trị cần tạo ra các hoạt động giao lưu, gặp gỡ, teambuilding giữa các phòng ban để tăng sự gắn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc. Về nhu cầu được tôn trọng thể hiện ở sự lắng nghe và đánh giá công bằng ý kiến của nhân viên cũng như các chế độ khen, phạt, đãi ngộ của ban lãnh đạo.

Cuối cùng, nếu áp dụng tháp nhu cầu Maslow một cách hiệu quả thì nó còn có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều tài năng tiềm ẩn nhờ vào nhu cầu được thể hiện bản thân của nhân viên.

Giáo dục

Cả 5 tầng của tháp nhu cầu được ứng dụng tuyệt vời trong việc giáo dục trẻ em. Tầng 1, các em nhỏ sẽ được dạy biết tự chăm sóc bạn thân với nhu cầu cơ thể cần như: hít thở, ăn uống, ngủ nghỉ… Tầng 2, nhu cầu an toàn dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân hay kêu gọi sự giúp đỡ khi bị đe dọa hay gặp nguy hiểm. Tầng 3, thầy cô dạy các em về khả năng giao tiếp trong các mối quan hệ với người thân, bạn bè,…

Tầng 4 của tháp nhu cầu Maslow, các bé sẽ được giáo viên dạy biết cách nhìn nhận và coi trọng bản thân mình cũng như đối với mọi người xung quan. Từ đó sẽ giúp các em thêm tự tin và phát triển tâm lý hoàn thiện. Và tầng 5 khi thể hiện được bản thân, bé sẽ nhận được giá trị và tầm quan trọng của mình để phát triển một cách tự nhiên và tốt nhất.

Áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục giúp trẻ phát triển tốt nhất

Tình yêu

Không chỉ trong công việc mà ngay cả lĩnh vực tình cảm bạn cũng có thể áp dụng sơ đồ Maslow để giúp bạn dễ dàng tìm được một nửa yêu thương của mình.

Một ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu:

  • Ở bậc đầu tiên: bạn chỉ cần một người sự tương đồng về nhu cầu ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ,… với bạn.
  • Ở bậc an toàn: khi bạn thấy mình hòa hợp, gắn bó với người đó thì cảm giác mong muốn được an toàn, tin tưởng, chân thành từ đối phương.
  • Ở bậc giao tiếp: nếu đã có sự tin tưởng thì nhu cầu chia sẻ, cùng tâm sự giữa hai người sẽ càng phát triển hơn.
  • Cấp bậc tôn trọng: trong tình yêu, yếu tố quan trọng để giữ cho mối quan hệ lâu bền chính là sự tôn trọng lẫn nhau. Điều đó được thể hiện qua các hành động như: tin tưởng, lắng nghe, ủng hộ,…
  • Bậc cuối cùng: trong mối quan hệ bạn không chỉ là người đồng hành, người chia sẻ mà còn phải là người biết lắng nghe, đưa ra những lời khuyên, nhận định cho đối phương.

Một số lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow

  • Nhu cầu không “rập khuôn” như lý thuyết tháp Maslow: Theo học thuyết thì nhu cầu phát triển theo trình từ đáy cho đến đỉnh tháp. Tuy nhiên không phải lúc nào nhu cầu cũng theo thứ tự cứng nhắc như vậy, tùy vào từng hoàn cảnh và trạng thái của mỗi người. Chỉ có cấp cơ bản nhu cầu sinh lý là không đổi vì đây là nền tảng để con người phát triển lên các cấp bậc cao hơn.

  • Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng: Nếu nhu cầu của bạn có thể tăng theo sơ đồ Maslow thì thật tuyệt. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tác động và làm cho nhu cầu có thể bị gián đoạn như: nợ nần, ly hôn, mất việc,…. Khi đó thay vì tăng lên theo đúng lý thuyết thì trình tự nhu cầu lại được thiết lập lại.

  • Không nhất thiết phải thỏa mãn 100% nhu cầu cũ rồi mới chuyển sang nhu cầu cao hơn: Mỗi người sẽ có mức độ thỏa mãn khác nhau vì vậy không nhất thiết phải đáp ứng 100% nhu cầu ban đầu thì mới được chuyển sang nhu cầu mới.

Nhu cầu mới sẽ xuất hiện mà không nhất thiết nhu cầu cũ được đáp ứng hoàn toàn

Câu hỏi thường gặp

×

Đăng ký gói dịch vụ