Tóm tắt nội dung
Có thể nói traffic là một yếu tố không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với một website. Nếu bạn vẫn đang lăn tăn không biết về traffic là gì, tầm quan trọng của nó và cách tăng traffic cho website hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Traffic là gì?
1. Định nghĩa
Traffic, hay còn được gọi là lưu lượng truy cập, là thuật ngữ chỉ số lượng người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn.
Traffic giúp bạn theo dõi hành vi của người dùng và từ khóa mà họ thường xuyên tìm kiếm. Mỗi trang web sẽ có số lượng traffic khác nhau. Đối với những website có lượng truy cập lớn, bạn sẽ có cơ hội được nhiều người biết đến và có thể kiếm tiền từ chính website của mình.
2. 5 loại traffic cơ bản
- Referral Traffic: Là lượt truy cập thông qua giới thiệu từ những website khác (không thông qua các công cụ tìm kiếm). Ví dụ như khi người dùng truy cập vào link được dán trên các trang mạng xã hội hay các website khác thì sẽ được tính là một Referral Traffic.
- Social Traffic: Là lượt truy cập chủ yếu đến từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,… Với tình hình mạng xã hội phát triển nhanh như hiện nay, đây là nguồn traffic chất lượng và có tính chuyển đổi cao.
- Direct Traffic: Là lượt truy cập trực tiếp đến từ việc khách hàng tự nhập vào thanh địa chỉ, không thông qua các website khác. Việc khách hàng truy cập vào website bằng cách click chuột trực tiếp vào link đã được lưu vào dấu trang cũng sẽ được tính là Direct Traffic.
- Organic Traffic: Là lượt truy cập đến từ việc tìm kiếm tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm. Chỉ cần sau khi tìm kiếm, người dùng click vào kết quả không trả phí thì sẽ được tính là Organic Traffic.
- Paid Traffic: Là lượt truy cập có trả phí. Việc sử dụng Paid Traffic giúp bạn tạo ra nhiều chuyển đổi sau khi tìm được nguồn traffic tốt.
II. Traffic tiềm năng là gì?
1. Định nghĩa
Traffic tiềm năng là lượng traffic mà một từ khóa có thể mang lại cho website. Đây là một chỉ số quan trọng để bạn biết trong các chiến dịch truyền thông của mình phải làm gì.
2. Cách tính traffic tiềm năng
- Bước 1: Kiểm tra lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa.
- Bước 2: Tính tỷ lệ Click-through rate (CTR) người dùng click vào bài viết.
- Áp dụng công thức để tính lượng traffic tiềm năng từ đó bạn ước tính được bài viết có thể kiếm được bao nhiêu traffic.
III. Tầm quan trọng của traffic website
1. Xây dựng tầm ảnh hưởng thương hiệu
Khi lượng traffic website đủ lớn, nghĩa là nội dung trang chất lượng được nhiều người theo dõi và truy cập, thương hiệu của bạn đã có một cơ số người biết đến. Việc tập trung vào việc cải thiện traffic cho website cũng giúp bạn xây dựng tầm ảnh hưởng cho thương hiệu. Nội dung trên website cần hữu ích, mang lại giá trị và chính xác để người dùng ở lại trang lâu hơn, cảm thấy hài lòng.
2. Nâng cao thứ hạng website
Traffic là một trong những tiêu chí mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để xét thứ hạng tìm kiếm cho trang. Khi website của bạn sở hữu một lượng traffic lớn, có nghĩa là trang của bạn đang được nhiều người biết đến. Lúc này, các công cụ tìm kiếm như Google, Bing sẽ đánh giá cao website của bạn và đưa nó lên vị trí cao hơn, được đánh giá là uy tín hơn.
3. Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
Khi traffic của website đủ lớn và ổn định, nó tác động trực tiếp đến thứ hạng của trang. Khi lượng truy cập trên trang cao, tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng lên. Đối với một website, lượng traffic chuyển đổi thành khách hàng cao sẽ là traffic tốt. Khi người dùng có nhu cầu mua hàng, họ tìm kiếm thông tin và thông tin trên trang của bạn sẽ thuyết phục họ mua hàng. Càng nhiều người nhìn thấy, đọc, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên.
4. Tăng hiệu quả cho chiến dịch Ads
Khi doanh nghiệp chi tiền để quảng cáo cho website, họ mong muốn có nhiều khách hàng tiềm năng, đơn hàng và khách hàng lớn. Việc sử dụng các chiến dịch quảng cáo giúp bạn tạo ra nhiều traffic tiềm năng cho website. Tỷ lệ chuyển đổi cao nghĩa là chiến dịch quảng cáo thành công. Bạn chỉ cần tiêu tốn ít công sức và tiền bạc nhưng có thể đem về số lượng traffic tiềm năng ngoài mong đợi, tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng.
5. Tạo cơ hội tăng doanh thu bán hàng
Khi người dùng tìm kiếm thông tin, nghĩa là họ muốn mua hàng. Những thông tin trên website của bạn sẽ thuyết phục họ mua hàng. Traffic tiềm năng cao sẽ giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng lên và từ đó doanh thu cũng sẽ cao hơn. Bởi vì, khi người dùng đã nhìn thấy website của bạn, bị những nội dung trên đó thuyết phục, thoả mãn nhu cầu của bản thân sau khi mua hàng và sử dụng, họ sẽ quay lại và tiếp tục mua hàng ở những lần sau.
IV. Một số yếu tố cải thiện traffic website
1. Hệ thống từ khóa
Từ khóa là những từ, cụm từ mà khách hàng tiềm năng sử dụng để tìm đến website của bạn. Việc cập nhật hệ thống từ khóa liên tục, hữu ích với khách hàng sẽ đóng góp vào việc cải thiện số lượng và chất lượng Organic Traffic trên website. Việc khám phá các từ khóa mới, nghiên cứu xem chúng có tỷ lệ chuyển đổi cao không là những bước cần thiết khi hệ thống lại từ khóa cho website. Đồng thời, việc phân cấp từ khóa thành từ khóa chính, từ khóa phụ, xem mức độ cạnh tranh, lên kế hoạch để viết bài, chạy quảng cáo cũng là cách để cải thiện hệ thống từ khóa và tăng traffic website.
2. Chất lượng nội dung
Mục đích chính của việc tăng traffic cuối cùng vẫn là để bán hàng, để chuyển đổi người đọc, người xem thành khách hàng, thành người hâm mộ của bạn. Việc giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn và nội dung sẽ giúp bạn làm điều đó. Với những nội dung chất lượng, hữu ích, có giá trị sẽ giữ chân người đọc lâu hơn và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn là những bài viết giật tít, nội dung sáo rỗng. Thuật toán của Google đủ thông minh để nhận biết chất lượng của một bài viết và xem xét bài viết đó có nên ở thứ hạng cao hay không. Ngoài việc cải thiện nội dung bài viết thì việc chèn thêm các liên kết nội bộ có chủ đề liên quan cũng giúp tăng chất lượng nội dung, tăng giá trị bài viết với người đọc.
3. Tín hiệu Offpage
Trong khi 2 cách trên giúp tối ưu hóa Onpage giúp tự xây dựng thương hiệu, thì tín hiệu Offpage dùng người nổi tiếng giới thiệu cũng không nên bỏ qua. Đây là cách đem đến tỷ lệ chuyển đổi cao, với sự giới thiệu của các chuyên gia thì khách hàng tiềm năng sẽ có niềm tin hơn và tự tìm đến bạn. Cách này sẽ cải thiện số lượng backlink uy tín và số lượng Referral Traffic cho website.
V. Cách tăng traffic cho website đơn giản
1. Tối ưu công cụ tìm kiếm – SEO
Tối ưu công cụ tìm kiếm hay Search Engine Optimization (SEO) là quy trình nâng cao thứ hạng, khả năng hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm. Muốn cạnh tranh với những chủ shop khác, bạn cần luôn nổi bật và dễ nhìn thấy khi tìm kiếm để tăng lượng khách hàng tiềm năng cho website của bạn. Để tăng traffic cho website bằng SEO, bạn cần kết hợp các yếu tố như nghiên cứu từ khóa, Onpage và Offpage.
2. Tạo dựng tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội
Mạng xã hội đang trở thành một phần không thể thiếu của nhiều người nhờ tính tiện lợi và tốc độ tìm kiếm, cập nhật thông tin nhanh chóng. Chính vì vậy, mạng xã hội cũng góp phần giúp bạn cải thiện traffic cho website. Sử dụng nội dung và link trên website để chia sẻ lại trên trang cá nhân, fanpage, group sẽ giúp traffic của bạn tăng đáng kể. Đặc biệt, nếu người đăng là một người nổi tiếng, lượng traffic tiềm năng có thể tăng vượt trội.
3. Chi tiền cho quảng cáo
Đây là cách tương đối đơn giản nhưng đem lại kết quả vượt ngoài mong đợi. Rất nhiều người và doanh nghiệp sử dụng cách này. Bỏ ra một khoản chi phí nhất định, bạn sẽ tiếp cận được một lượng lớn người dùng, giúp tăng traffic cho website. Khi sử dụng cách này, bạn nên có mục tiêu rõ ràng, nhắm đúng đối tượng, mục tiêu phù hợp để thu hút traffic tốt cho website mà không lãng phí tiền bạc và công sức.
4. Xây dựng blog riêng
Blog là cách mà hầu hết những người đang có website đều sử dụng. Dựa trên tâm lý chung của người dùng, họ thích những bài viết dạng blog chia sẻ câu chuyện cá nhân, những bức hình bắt mắt, màu sắc thu hút để lại ấn tượng. Với những bài viết trong blog, bạn có thể sử dụng đa dạng các từ khóa. Blog có nhiều bài viết sẽ có cơ hội lên top tìm kiếm hơn. Việc có blog riêng cho phép người dùng có lý do để ở lại và theo dõi những nội dung bạn đăng tải trên website.
5. Chiến lược Email Marketing
Email Marketing vẫn là một cách để truyền thông và giới thiệu sản phẩm hiệu quả. Với một email gọn gàng, đầy đủ nội dung và trình bày đẹp mắt, bạn có thể tạo ấn tượng với người nhận. Tạo cơ hội để những người nhận email truy cập vào link, ở lại đọc và tiến hành đặt hàng trên website của bạn.
6. Chiến lược Video Marketing
Cách thức này được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Với nhịp sống nhanh, nhiều người thích được nghe, được xem hơn là đọc. Các chiến lược Video Marketing cần được đầu tư về nội dung và chú trọng vào khó khăn của khách hàng từ đầu, sau đó mới đưa ra giải pháp. Chất lượng của Video Marketing cần được quan tâm để đủ sức thuyết phục người xem hành động mua hàng, đăng ký sử dụng, click vào link và tăng traffic cho website của bạn.
VI. Lưu ý trước khi tăng traffic cho website
- Traffic chất lượng cao: Đừng tập trung chỉ vào số lượng traffic, quan trọng hơn là chất lượng. Những traffic chất lượng cao mới có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu traffic ít nhưng tất cả chúng đều có khả năng chuyển đổi thành đơn hàng, thì việc này không đáng lo ngại.
- Sự tăng trưởng dài hạn: Khi xây dựng một website, bạn xác định phát triển lâu dài. Vì vậy, hãy đầu tư vào chất lượng nội dung, chất lượng website để tăng trưởng dài hạn. Đối với website, bạn có thể kiểm tra và đánh giá sự tăng trưởng thông qua số liệu và biểu đồ phát triển của website.
- Những con số biết nói: Không chỉ số lượng traffic, những con số khác như số phiên, thời gian ở lại trên trang,… cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của doanh nghiệp bạn.
VII. Các công cụ để check traffic website
1. Google Analytics
Google Analytics là công cụ check traffic website phổ biến nhất hiện nay. Công cụ này cung cấp cho người dùng thông tin về Organic Traffic, Direct Traffic, Referral Traffic mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng. Để xem traffic, bạn truy cập Google Analytics, chọn Acquisition, chọn All Traffic, chọn Channel.
2. Ahrefs
Ahrefs là một công cụ check traffic có trả phí được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Ahrefs hỗ trợ phân tích từ khóa, xem nhanh các chỉ số như Organic Traffic, Organic keyword,…của một URL.
3. Keywordtool
Keywordtool là công cụ để phân tích và kiểm tra từ khóa. Công cụ này hỗ trợ phân tích từ khóa, xem lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng, từ khóa nào đang được tìm kiếm nhiều nhất, mức độ cạnh tranh và nhiều thứ khác. Sau khi truy cập vào Keywordtool, bạn có thể nhập từ khóa muốn phân tích vào ô tìm kiếm và xem kết quả.
4. SimilarWeb
SimilarWeb là công cụ phân tích và kiểm tra thông tin về traffic một cách toàn diện. Công cụ này cung cấp thông tin về nguồn traffic từ các quốc gia, traffic theo lĩnh vực, số lượng người dùng trung bình trên trang và nhiều thông tin khác.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về traffic và cung cấp những gợi ý để tăng traffic cho website hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích. Cảm ơn và hẹn gặp lại! SEOTHANHCONG