Tóm tắt nội dung
Subdomain đối với những nhà quản trị web có lẽ đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, những ai chỉ mới làm quen với công việc quản trị web thì có lẽ chưa nắm được khái niệm này.
Trong nội dung bài viết bên dưới, SEO Thành Công sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về khái niệm Subdomain là gì, những lợi ích khi sử dụng, cũng như khi nào cần sử dụng Subdomain.
1. Subdomain là gì?
Subdomain hay còn được biết đến với cách gọi khác là tên miền phụ, đây là một phần mở rộng được tách ra từ tên miền chính (Domain). Mỗi Subdomain có nhiệm vụ tổ chức và xây dựng các nội dung nhằm đáp ứng cho những mục đích chuyên biệt, hoặc một lĩnh vực khác.
Subdomain sau khi được tách ra vẫn hoạt động như một trang web bình thường có cùng gốc Domain chính. Vì có thể hoạt động như một trang web bình thường, chính vì thế xét về SEO, Subdomain không ảnh hưởng gì đến các backlink của Domain chính.
2. Lợi ích sử dụng của Subdomain là gì?
Domain và subdomain là gì? Tên miền phụ được tạo ra dưới gốc tên miền chính, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí vì không cần mua nhiều tên miền vẫn có thể tạo ra nhiều trang web để đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
Từ một tên miền chính, bạn có thể tạo ra vô số tên miền phụ mà không bị giới hạn về mặt số lượng. Tuy nhiên, càng nhiều những trang web có Subdomain được tạo ra từ một tên miền chính thì khả năng tương thích với SEO sẽ giảm đi ít nhiều. Đây là lý do các nhà quản trị trang web thường giới hạn số lượng nhất định những tên miền phụ để đảm bảo chất lượng website.
Subdomain được tạo ra và hoạt động dựa vào Domain, vì thế tên miền phụ sẽ không thể sử dụng và hoạt động tốt nếu tên miền chính của bạn gặp phải các vấn đề như: tên miền bị khóa, hủy tên miền hay tên miền bị hết hạn,…
Ngoài ra, bạn còn có thể tạo ra bản ghi ” * ” để mặc định sẽ nhận tất cả Subdomain về cùng một địa chỉ IP.
Subdomain có nhiều lợi ích và sự thuận tiện đối với doanh nghiệp khi sử dụng, tuy nhiên trải nghiệm của khách hàng sẽ không tốt nếu không có kế hoạch cho việc tạo và sử dụng Subdomain. Vậy, khi nào nên sử dụng Subdomain?
2.1. Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới
Khi doanh nghiệp cho ra mắt một sản phẩm hay dịch vụ mới, với đối tượng khách hàng mục tiêu không giống với website chính. Việc tạo một Subdomain lúc này là rất cần thiết để tạo ra một trang web mới có nội dung riêng biệt và mục đích tập trung vào tệp khách hàng mới.
2.2. Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất
Khi nội dung cần được quản lý và phân chia phù hợp, tạo thêm Subdomain cũng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tách và phân chia các nhóm sản phẩm, nhóm nội dung riêng để công việc quản lý được thuận tiện và dễ dàng hơn.
2.3. Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Subdomain là một phiên bản khác của tên miền chính, nó cung cấp những nội dung riêng biệt và có nhiệm cụ thể cho từng trang web khác nhau. Mặc dù vậy, nó vẫn hoạt động dựa trên việc đặt giá trị doanh nghiệp làm cốt lõi. Subdomain vừa có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, đồng thời cũng có thể đưa ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể tận dụng lượng truy cập từ Domain chính để làm SEO một cách hiệu quả và chính xác hơn.
3. Một Domain tạo được tối đa bao nhiêu Subdomain?
Một tên miền chính không bị giới hạn số lượng tên miền phụ, bạn hoàn toàn có thể tạo ra số lượng tên miền phụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều người đã lợi dụng việc này để kiếm tiền, với một tên miền chính chất lượng họ có thể tạo ra những Subdomain liên quan và bán lại cho những ai có nhu cầu.
Khi tạo ra những trang web được quản lý bởi subdomain còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cấu hình của website chính đăng ký máy chủ.
- Cấu hình máy chủ DNS của tên miền hiện tại đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại.
- Khả năng tương thích SEO là yếu tố quan trọng khiến các nhà quản trị trang web giới hạn số lượng Subdomain. Bởi vì càng nhiều tên miền phụ được tạo ra thì khả năng tương thích SEO càng bị giảm xuống gây ra nhiều ảnh hưởng đến website chính. Nếu cùng một thương hiệu thì không sao, nhưng khác thương hiệu sẽ gây rối cho người dùng khi truy cập hệ thống của bạn.
Và một lưu ý nhỉ là nên dùng khi thực sự cần thiết, còn một thương hiệu thì xây dựng link riêng cho cả domain để tranhs phân tán, tiêu tốn nguồn lực.
Mặc dù Domain và Subdomain có nhiều điểm khác nhau, nhưng một số người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai điều này. Tên miền gốc có cấu trúc “abc.com”, còn tên miền phụ có cấu trúc “ww.abc.com”. Giờ đây bạn có thể dễ dàng phân biệt được tên miền chính và tên miền phụ dựa vào địa chỉ trang web mà bạn truy cập.
4. 4 lưu ý khi sử dụng Subdomain là gì?
Để sử dụng Subdomain một cách có hiệu quả, bên cạnh những ưu điểm của nó người dùng nên lưu ý một vài điểm sau:
4.1. Tránh bị khai trừ vĩnh viễn Subdomain
Khi có nhiều Subdomain được tạo ra và bán cho người khác, bạn không thể quản lý được những trang web đó. Khi chỉ một Subdomain có nguy cơ bị tố cáo, ngay lập tức những Subdomain còn lại cũng nằm trong vùng nguy hiểm. Thậm chí, Domain chính của bạn cũng có nguy cơ bị khai trừ vĩnh viễn nếu có nghi ngờ tấn công giả mạo. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các bằng chứng để chứng minh mục đích của mình và thông thường các thủ tục này vô cùng rườm rà.
4.2. Xây dựng và quản trị nhiều hơn
Việc tạo ra nhiều tên miền phụ khác nhau đồng nghĩa với việc xây dựng và phải quản trị được yêu cầu nhiều hơn.
4.3. Cần thiết kế UI UX cho một subdomain
Mỗi Subdomain tạo ra một trang web khác nhau vì thế rất khó để doanh nghiệp có thể duy trì và tạo ra hình ảnh nhất quán nếu như không có sự hỗ trợ của các đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp.
4.4. Tạo subdomain với mục đích build backlink
Một số bạn hay tạo subdomain để thao túng backlink trỏ về website của mình chứa domain chính. Tuy nhiên, trường hợp này không hề có tác dụng vì Google vẫn đang hiểu đây mà một hệ sinh thái của Domain chính. Vì vậy, cách này khiến Google đánh giá bạn đang cố tình spam và khiến website chính bị phạt.
Như vậy, thông qua bài chia sẻ từ SEO Thành Công các bạn đã có những thông tin hữu ích về khái niệm Subdomain là gì. Có thể thấy, tên miền phụ thật sự là một công cụ tuyệt vời để xây dựng và phát triển website của bạn. Hãy tận dụng đúng hiệu quả của tên miền phụ để mang lại những lợi ích cũng như giá trị cho doanh nghiệp.