Tóm tắt nội dung
Thuật ngữ SEO Audit là gì? SEO Audit gồm những công đoạn nào? SEO Audit mang lại lợi ích gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được STC giải đáp trong bài viết này. Mời quý bạn theo dõi bài viết!
1. SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng website dựa trên những tiêu chí liên quan. Cụ thể như các yếu tố Onpage, Offpage, Link Building, chiến lược SEO… Mục đích dùng để xác định các vấn đề tiềm năng của website với công cụ tìm kiếm.
Sau khi kiểm tra, người thực hiện sẽ lập báo cáo đánh giá thực trạng website kèm theo những khuyến nghị về việc cần làm để cải thiện thứ hạng kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là hình ảnh minh họa về các tiêu chí đánh giá một website:
2. Lợi ích của SEO Audit là gì?
- SEO Audit mô tả chi tiết hiện trạng của website: Bao gồm cách trang web đang hoạt động, các liên kết nội bộ, liên kết bên ngoài và tất cả các thông tin về Onpage.
- Dễ dàng đo lường, thống kê, đánh giá được hiệu quả SEO: Tiết kiệm và tối ưu ngân sách một cách hiệu quả.
- Giúp cải thiện chất lượng website: SEO Audit vẽ ra một hướng đi mới giúp website cải thiện được chất lượng và tăng lượng truy cập khách hàng tiềm năng.
3. Công cụ hỗ trợ SEO Audit bao gồm những gì?
3.1. Screaming Frog
Screaming Frog là một ứng dụng có thể cài đặt trên các hệ điều hành như Windows, MAC, Linux..Về cơ bản công cụ này hỗ trợ người dùng thu thập các dữ liệu như liên kết, nội dung, hình ảnh, mã phản hồi website, cấu trúc website, mật độ anchor text…giúp bạn nhận ra được nguy cơ tiềm ẩn xấu từ website của mình.
Từ đó, đưa ra hướng xử lý giúp website bạn thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm, cải thiện thứ hạng trên SERPs.
3.2. SEMrush
SEMrush là công cụ phân tích chỉ số website online khá phổ biến trong cộng đồng SEO trong và ngoài nước hiện nay. SEMrush được biết đến là một công cụ đa năng từ nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ, phân tích backlink,…
Những chỉ số mà SEMrush đem lại sẽ giúp bạn nắm rõ được hiện trạng website của mình và mang lại nhiều lợi ích dành cho bạn.
3.3. Ahref
Ahrefs là công cụ nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, xây dựng liên kết, theo dõi thứ hạng từ khóa và kiểm tra website.
Ahrefs là công cụ được rất nhiều SEOer ưa thích với những tính năng cực tốt như: Backlink Profile, Keywords Explorer, Site explorer, Site Audit, Content Explorer, Keyword tracking…
4. Quy trình SEO Audit website như thế nào?
Vậy là bạn đã biết được SEO Audit là gì? Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bước Audit Website.
4.1. Website chỉ xuất hiện trên 1 URL
Một lỗi nhỏ nhưng rất nhiều website mặc phải đó là nội dung website do các phiên bản khác nhau không được đồng nhất. Hãy đảm bảo rằng website của bạn chỉ hoạt động 1 đường dẫn duy nhất.
Ví dụ: bạn có 4 đường dẫn đến trang web của bạn như sau:
- http://yourdomain.com
- http://www.yourdomain.com
- https://yourdomain.com
- https://www.yourdomain.com
Hãy trỏ các đường dẫn khác vào một đường dẫn mà bạn mong muốn. Bạn nên sử dụng đường dẫn https://yourdomain.com. Vì công cụ tìm kiếm đánh giá cao các trang web hỗ trợ SSL.
4.2. Xử lý các page lỗi, rác
Google đã từng nói rằng, một website quá nhiều nội dung cũng không làm cho website của bạn tốt hơn.
Hơn nữa, việc có quá nhiều page không liên quan, page rác hay page lỗi làm cho việc quản lý của bạn gặp khó khăn và tốn nhiều tài nguyên. Bạn nên kiểm tra và xóa các page này đi. Các page rác thường có dạng:
- Page tự sinh lỗi do lỗi code
- Page lưu trữ
- Page demo bản nháp
- Page có nội dung bị trùng lặp
- Các trang có nội dung mỏng dưới 50 kí tự
- Trang kết quả tìm kiếm
Khuyên bạn nên sử dụng các công cụ SEO Audit để kiểm tra các page kém chất lượng và đưa ra hướng xử lý phù hợp như chuyển hướng, gộp page, xóa vĩnh viễn page…
4.3. Cập nhật lại URL
Nghiên cứu từ Backlink về mối liên quan giữa số lượng ký tự trên url và vị trí trung bình xếp hạng trên công cụ tìm kiếm cho thấy. URL ngắn có vị trí tốt hơn URL đặt quá dài. Lời khuyên nên sử dụng tối đa 5 từ trong một URL và URL đấy phải chứ từ khóa chính.
Do đó, hãy check lại website của mình nếu URL quá dài hãy cập nhật lại URL bài viết để cải thiện thứ hạng tốt hơn.
4.4. Kiểm tra URL đã được index hay chưa?
Khi tìm kiếm theo cú pháp “site:search” trên Google, bạn sẽ thấy tổng số URL đã được index trên website trên tổng số nội dung của website triển khai. Từ đó, nắm bắt được còn URL chưa được index hay mất index.
Ngoài ra, Để có thể kiểm tra số lượng URL được lập chỉ mục rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào Google Search Console.
4.5. Check website có thân thiện với Mobile hay không?
Theo Google đánh giá một website không thân thiện với thiết bị di động thì người truy cập có khả năng rời đi gấp 5 lần. Vì vậy, website không thân thiện với thiết bị di động sẽ có kết quả không tốt trên thứ hạng tìm kiếm.
Như vậy, mỗi khi công cụ tìm kiếm trả kết quả truy vấn cho người dùng trên thiết bị di động sẽ thêm 1 tiêu chí đánh giá là website đó có phù hợp hay thân thiện với nội dung trên thiết bị di động hay không?
Google đã cập nhật thuật toán mobile-first indexing nhằm ưu tiên các phiên bản website di động. Do đó, việc tối ưu website thân thiện với thiết bị di động là điều cực kỳ quan trọng.
Công cụ kiểm tra website có thân thiện với thiết bị di động hay không: https://search.google.com/test/mobile-friendly?hl=vi
4.6. Cấu trúc website
Bước tiếp theo trong quy trình SEO Audit là chúng ta sẽ phải kiểm tra dữ liệu có cấu trúc mà trang web có thể chứa và đảm bảo được hình thành đúng.
Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: https://search.google.com/structured-data/testing-tool
hoặc: https://search.google.com/test/rich-results
Bạn hãy kiểm tra xem website của mình đã có cấu trúc chưa, nếu chưa hãy bổ sung nhé! Bởi nó không phải là yếu tố xếp hạng nhưng là một yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả thứ hạng.
4.7. Chỉnh sửa tối ưu hóa tiêu đề, mô tả trùng lặp, lỗi
Bước kiểm tra thứ 7 trong bài viết “SEO Audit là gì?” đó là cần phải tối ưu lại tiêu đề, mô tả trên website.
Tiêu đề SEO, mô tả SEO vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO, bởi Google sử dụng tín hiệu UX (trải nghiệm tổng thể người dùng) để xếp hạng website.
Tiêu đề & mô tả giúp website tăng tỉ lệ CTR, nếu website của bạn có CTR tốt hơn thì Google sẽ xếp hạng vị trí cao. Vì vậy, tiêu đề và mô tả phải cực thu hút người dùng thì mới đem lại traffic cho website.
Công cụ Screaming Frog sẽ giúp bạn nhìn thấy được tổng quan điều này.
4.8. Ưu tiên tối ưu Landing page chính
Ưu tiên tối ưu landing page có nhiều traffic trước. Bởi landing page có traffic tối ưu rất dễ lên Top mà khi đã lên Top bạn đã có một lượng traffic chất lượng.
Tối ưu theo các bước sau đây:
- So sánh lưu lượng truy cập từ 3-6 tháng
- Kiểm tra vị trí từ khóa & mật độ từ khóa
- Kiểm tra thẻ title, meta, des, tag, content đã tối ưu keyword chưa?
- Kiểm tra lại trải nghiệm người dùng trên trang
- Thêm liên kết ngoài là các trang uy tín và liên quan đến chủ đề
- Điều hướng liên kết nội bộ
- Sử dụng từ khóa LSI + Semantic vào landing page
- Bổ sung Featured Snippets
4.9. Tối ưu page chứa keyword vị trí 7-10 có CTR thấp
Cũng giống như các page chính, sau khi tối ưu landing page chính thì tiếp theo là tối ưu các page phụ có thứ hạng Trung bình từ 7-10. Tiếp đến, làm theo các bước giống với tối ưu landing page chính.
4.10. Phân tích backlink
Thường xuyên phân tích backlink sẽ giúp bạn có nhiều thông tin chi tiết về các liên kết của mình và đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với mình.
Tiêu chuẩn của backlink chất lượng:
- Mang tiềm năng thu về traffic giới thiệu: Một liên kết điều hướng traffic chất lượng đến trang web của bạn thì đây là một liên kết rất tốt.
- Phù hợp với nội dung, chủ đề trang web: Liên kết chất lượng đến từ các website có chủ đề tương tự với chủ đề của bạn. Đây là một tín hiệu tốt, Google sẽ dựa vào tín hiệu này đánh giá xếp hạng.
- Backlink đến vào một nguồn uy tín: Một liên kết đến từ một trang web tin cậy chắc chắn sẽ có được sự tin tưởng từ bộ máy tìm kiếm.
4.11. Tìm và sửa các liên kết bị hỏng
Sau quá trình phân tích kiểm tra backlink thì điều quan trọng tiếp theo là phải sửa các backlink đã bị hỏng, backlink kém chất lượng….
- Chuyển hướng các trang bị hỏng đến một trang khác
- Chuyển link sang dạng 404
- Thay thế nội dung tốt hơn cho website nhận backlink.
Bạn có thể dùng công cụ Ahrefs để tìm backlink hỏng như sau:
4.12. Tìm khoảng trống nội dung
Khoảng trống nội dung hay còn gọi là Content Gaps là thuật ngữ ám chỉ các khoảng trống nội dung. Khoảng trống nội dung là nội dung chứa từ khóa mà đối thủ của bạn đang xếp hạng mà website bạn lại bỏ qua không triển khai nội dung đó.
Nếu từ khóa đó đối thủ đang có thứ hạng cao và mang lại nguồn traffic thì tại sao bạn lại không triển khai thêm chủ đề đó?
Như vậy, STC đã vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về SEO Audit là gì? Audit Checklist là gì? Tóm lại, SEO Audit là một quá trình tìm lỗi và sửa lỗi. Có thể phát sinh thêm nhiều vấn đề khác nữa mà không chỉ những vấn đề mà STC đã đưa ra. Chúc bạn thành công!
Nguồn: SEO Thành Công