CPM Facebook Là Gì? Cách Tối Ưu Và Giảm Chi Phí Facebook Ads

CPM Facebook Là Gì? Cách Tối Ưu Và Giảm Chi Phí Facebook Ads

CPM Facebook có lẽ là thuật ngữ trên Facebook cực kỳ quen thuộc với các marketer, đặc biệt là những cá nhân đã có kinh nghiệm chạy quảng cáo. Nắm vững được CPM sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về mặt chi phí cũng như hiệu quả truyền thông quảng cáo. Vậy bạn đã biết CPM là gì chưa? Nếu là người mới bắt đầu trong lĩnh vực Facebook Marketing, hãy cùng EQVN tìm hiểu ngay về khái niệm và các hướng dẫn tối ưu CPM Facebook ngay tại bài viết dưới đây. Cùng bắt đầu thôi nào!

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo khóa học Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 20 năm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

1. CPM Facebook là gì?

CPM Facebook là viết tắt của Cost Per Mile Facebook, là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị trên Facebook (không phải chi phí tiếp cận 1000 người dùng).

CPM được xem là chỉ số quan trọng trong báo cáo của Facebook. CPM Facebook càng thấp thì chi phí quảng cáo càng thấp. Ngược lại, CPM Facebook càng cao thì chi phí quảng cáo càng cao. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là quảng bá để truyền thông cho thương hiệu, bạn cần cân nhắc về giá CPM Facebook.

CPM Facebook được tính bằng công thức như sau:

CPM = (Tổng chi phí quảng cáo/Số lần quảng cáo hiển thị) x 1000

Ví dụ: Nếu bạn sử dụng tổng cộng 200.000đ và nhận được 10.000 lần hiển thị, thì CPM của bạn là 20.000đ.

CPM = (200.000/10.000) x 1000 = 20.000đ

2. Tại sao cần hiểu về CPM Facebook?

Việc quyết định CPM Facebook là rất quan trọng, vì chỉ số này ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của quảng cáo, thông qua việc nhận biết chi phí của quảng cáo. CPM cũng là chỉ số then chốt đối với các chiến dịch branding thương hiệu, chiến dịch tăng mức độ tương tác,…

CPM Facebook còn quyết định mức độ hiển thị quảng cáo với người dùng, đây là một trong những chỉ số cần lưu ý khi chạy quảng cáo Facebook.

Ví dụ: Với chi phí quảng cáo là 100.000 đồng, bạn có thể có được 10.000 lượt hiển thị. Tuy nhiên, nếu chi phí quảng cáo giảm chỉ còn 80.000, số lượt hiển thị có thể tăng lên thành 12.000 lượt hiển thị. Như vậy, quảng cáo sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều người dùng hơn, giúp chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao hơn.

3. CPM bao nhiêu là hiệu quả?

Thật chất, để so sánh giá cả, bạn cần nắm được giá thị trường của ngành hàng đó. Tương tự với chi phí CPM, để biết được CPM Facebook bao nhiêu là hợp lý, bạn cũng cần biết được chi phí cho ngành hàng của sản phẩm mà bạn đang chạy quảng cáo. Nếu giá CPM Facebook nằm ở mức trung bình hoặc trong ngưỡng cho phép của sản phẩm đó thì đó là chi phí hiệu quả. Bạn có thể tham khảo mức chi phí CPM Facebook phổ biến của các ngành hàng như hình bên dưới.

giá cpm facebook

Nếu CPM không may vượt trung bình của ngành hàng, bạn cần xem lại mẫu quảng cáo đó hoặc chỉnh sửa lại tệp đối tượng cho phù hợp để giúp quảng cáo cải thiện hiệu quả.

4. Cách xem chỉ số CPM trên Facebook

Để xem chỉ số CPM của quảng cáo trên Facebook, bạn thực hiện các bước: Bước 1: Truy cập Trình quản lý quảng cáo Facebook.

Bước 2: Tại nút Columns, chọn Lưu lượng truy cập hoặc Phân phối.

truy cập cpm facebook

Bước 3: Trượt màn hình sang bên phải, bạn sẽ thấy cột CPM (Cost per 1000 Impressions), đó là chi phí cụ thể của các mẫu quảng cáo bạn đang chạy trên Facebook.

truy cập cpm facebook

5. Các yếu tố quyết định CPM Facebook

Như đã chia sẻ, CPM Facebook tùy thuộc vào hiệu quả của quảng cáo bạn đang chạy. Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo đều sẽ ảnh hưởng đến CPM Facebook.

  • Đối tượng mục tiêu: đối tượng là yếu tố quan trọng của mục tiêu quảng cáo. Đối tượng càng chất lượng và phù hợp thì tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch càng cao.
  • Thời gian quảng cáo: Thời gian quảng cáo cũng ảnh hưởng đến CPM Facebook, nếu bạn chạy quảng cáo trong các dịp lễ, các dịp sale lớn, CPM có thể tăng so với những ngày thường.
  • Vị trí quảng cáo (Facebook hoặc Instagram): Mỗi vị trí quảng cáo khác nhau sẽ cho ra CPM khác nhau.
  • Giới hạn tần suất quảng cáo: Số lần tối đa mà ai đó sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn.
  • Loại nội dung: Định dạng nội dung của quảng cáo quyết định vị trí hiển thị của quảng cáo, do đó tần suất quảng cáo xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến CPM.
  • Mục tiêu và tối ưu hóa: tối ưu hóa cho số lượt xem video hoặc số lượt cài đặt ứng dụng di động, đồng nghĩa với mục tiêu khác nhau sẽ cho ra kết quả CPM khác nhau.
  • Ngân sách: Số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi tiêu cho một chiến dịch.
  • Mức độ trùng lặp của chiến dịch: Nếu bạn đang chạy chiều chiến dịch cùng lúc, nhắm mục tiêu cùng đối tượng thì có thể làm tăng chi phí của đối tượng đó.

6. Nguyên nhân và cách khắc phục CPM vượt kiểm soát

6.1. Mục tiêu chiến dịch không phù hợp

Facebook sẽ có cách phân phối quảng cáo cho từng mục tiêu quảng cáo phù hợp, vì vậy, mục tiêu quảng cáo đóng vai trò quan trọng đối với tần suất hiển thị của quảng cáo và cả cách đối tượng mục tiêu tiếp cận và thực hiện hành động trên mẫu quảng cáo của bạn, dẫn đến giá CPM Facebook cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Đối với những chiến dịch quảng cáo có mục tiêu là nhận biết/nhận thức về thương hiệu, quảng cáo sẽ hiển thị càng nhiều lần đến càng nhiều người càng tốt mà không cần thực hiện hành động. Tuy nhiên, với những chiến dịch quảng cáo có mục tiêu là thực hiện hành động chuyển đổi, ví dụ như nhắn tin, điền form đăng ký, khiến Facebook phải tiếp cận với nhóm đối tượng phù hợp hơn, dẫn đến giá CPM Facebook tại trường hợp này sẽ cao hơn các mục tiêu khác.

Cách khắc phục:

Bạn cần xác định chính xác loại mục tiêu của chiến dịch quảng cáo trước khi tiến hành chạy quảng cáo trên Facebook. Như đã chia sẻ, từng loại mục tiêu sẽ dẫn đến giá CPM khác nhau. Nếu mục tiêu của bạn là nhận thức về thương hiệu, thì điều bạn cần làm là giữ cho giá CPM Facebook không bị biến động quá nhiều. Ngược lại, nếu mục tiêu của bạn là tương tác, hành động chuyển đổi, bạn cần tập trung vào các chỉ số khác như CPC, CTR bên cạnh CPM.

6.2. Nhắm sai đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi chạy quảng cáo Facebook. Nếu bạn nhắm mục tiêu không đúng với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, mặc dù họ có tiếp cận được quảng cáo của bạn, nhưng họ sẽ không quan tâm và đó gây ra một sự lãng phí và vô nghĩa. Khi nhận thấy quảng cáo được hiển thị nhiều nhưng không có sự tương tác, Facebook có thể “trừng phạt” bằng cách khiến giá CPM Faebook tăng vượt mức kiểm soát.

Cách khắc phục:

Việc xác định rõ nhóm đối tượng mục tiêu là cực kỳ quan trọng khi bạn chạy quảng cáo Facebook với mục tiêu bất kỳ, không chỉ với mục tiêu cần quan tâm chỉ số CPM. Bên cạnh những thông tin về nhân khẩu học thông thường, hãy tập trung vào phân tích sở thích, hành vi của đối tượng và những chủ đề mà họ quan tâm để quảng cáo của bạn có thể tiếp cận được đúng tệp khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, nếu tệp đối tượng mà bạn đang nhắm đến quá nhỏ hoặc chi tiết cũng có thể khiến cho quảng cáo khó phân phối, dẫn đến CPM Facebook tăng cao. Tại trường hợp này, bạn có thể cần sử dụng đến đối tượng tương tự trên Facebook (Lookalike Audience)

6.3. Nội dung quảng cáo không thu hút

Nếu bạn nhận thấy quảng cáo của bạn không có nhiều lượt tương tác hay chỉ đơn giản là không hiệu quả, mặc dù trước đó bạn đã nhắm kỹ mục tiêu, thì đó có thể là do content quảng cáo Facebook của bạn không tạo được ấn tượng với người xem. Chưa bàn đến vấn đề tối ưu về mặt kỹ thuật của quảng cáo, bản thân mẫu quảng cáo thu hút sẽ tạo một sức hút tự động đến những người tiếp cận nó và tạo ra một mức độ tương tác nhất định. Khi mẫu quảng cáo của bạn không thu hút, khách hàng dễ dàng bỏ qua bài viết và Facebook sẽ đánh giá quảng cáo này không hiệu quả, từ đó sẽ hạn chế hiển thị và khiến giá CPM Facebook bị tăng cao.

Cách khắc phục:

Nội dung quảng cáo bao gồm 2 phần: hình ảnh/video và nội dung chữ. Bạn cần đảm bảo 2 yếu tố này có liên kết với nhau và đặc biệt là hình ảnh/video phải thu hút và rõ nét, vì đó là yếu tố đầu tiên sẽ thu hút người xem. Tiếp sau đó là nội dung chữ phải đủ hiệu quả để có thể điều hướng khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn, và đó là lý do bạn không được bỏ qua CTA (call-to-action), bạn có thể lựa chọn tùy chọn các nút CTA có sẵn của Facebook hoặc tự mình kêu gọi.

Việc tăng tỷ lệ tương tác cho mẫu quảng cáo sẽ giúp giảm chi phí CPM Facebook đáng kể, đồng thời cũng giúp chiến dịch quảng cáo mang lại hiệu quả tốt hơn.

6.4. Tần suất hiển thị quảng cáo quá nhiều

Một trong những nguyên nhân khiến giá CPM Facebook tăng cao nhưng không nhiều người biết đến, đó là tần suất hiển thị quảng cáo quá nhiều.

Tần suất quảng cáo hiển thị đóng một vai trò lớn, tần suất quá thấp sẽ khiến khách hàng chưa nhận thức đủ về thương hiệu của bạn, nhưng nếu tần suất quá cao thì sẽ trông giống spam và khiến người xem khó chịu. Khi nhận được nhiều phản hồi tiêu cực hoặc bài viết đó không có ai tương tác sẽ khiến giá CPM tăng lên.

Cách khắc phục:

Bạn có thể khắc phục trường hợp này nhanh chóng bằng cách đặt giới hạn tần suất hiển thị quảng cáo Facebook. Facebook sẽ tự động giảm ngân sách khi quảng cáo đạt đến mức giới hạn bạn đã thiết lập.

6.5. Thời điểm quảng cáo không thích hợp

Nếu bạn chạy quảng cáo tại các thời điểm dịp khuyến mãi như Lễ, Tết, Giáng sinh,… thì quảng cáo của bạn buộc phải cạnh tranh với các nhà bán hàng khác. Điều này đồng nghĩa CPM sẽ tăng mạnh đáng kể nếu bạn muốn bài viết của mình được ưu tiên hiển thị so với các bài viết khác, vì vị trí hiển thị quảng cáo và tần suất hiển thị có giới hạn.

Cách khắc phục:

Nguyên nhân này là nguyên nhân khách quan, là tác động của thị trường và yếu tố bên ngoài, vì vậy bạn chỉ có thể theo dõi và lựa chọn thời điểm thích hợp cũng như xây dựng các giải pháp chiến lược nhằm đối phó với vấn đề này. Đó có thể là chấp nhận chi trả chi phí lớn hơn để được ưu tiên hiển thị, hoặc nếu mục tiêu là nhận thức, bạn có thể điều chỉnh tần suất quảng cáo để có thể kiểm soát chi phí CPM Facebook.

7. Lời kết

CPM Facebook là chỉ số quan trọng đối với quảng cáo Facebook. Chỉ khi nắm vững và hiểu rõ bản chất và khái niệm của CPM, bạn mới có thể điều chỉnh và tối ưu mức độ hiệu quả quảng cáo, từ đó đạt được mục tiêu về truyền thông và doanh số bán hàng.

Hy vọng qua bài viết EQVN đã chia sẻ, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để tối ưu quảng cáo Facebook, phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về các đặc trưng khi hoạt động trên Facebook, bạn cũng có thể tham khảo qua khóa học Facebook Marketing tại EQVN. Với bộ tài liệu được cập nhật mới nhất về toàn bộ các đặc điểm nổi bật khi kinh doanh cho bất kỳ người dùng nào, cũng như cách thức triển khai quảng cáo nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu trên nền tảng Facebook

  • Tối ưu cấu trúc Fanpage thăng hạng
  • Nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác
  • Thiết lập chiến dịch quảng cáo hiệu quả
  • Đọc hiểu số liệu báo cáo quảng cáo

Để hệ thống hóa kiến thức rộng lớn về Digital Marketing cũng như thực hành thông thạo bộ công cụ Digital Marketing, bạn có thể tham gia lớp đào tạo trở thành các Chuyên viên Digital Marketing tại EQVN. Đây là chương trình đào tạo tinh gọn, được tổng hợp đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao, nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn truyền tải đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm truyền thông đa kênh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với tất cả người học, kể cả người mới bắt đầu trong lĩnh vực Digital Marketing.

Bên cạnh đó, đừng bỏ qua trang Blog Kiến Thức Digital Marketing. Đây là trang thông tin cực kỳ cần thiết và đáng tin cậy đối với các cá nhân, tổ chức mong muốn củng cố thêm nhiều kiến thức mới trong hệ thống kiến thức về Digital Marketing.

Có thể bạn muốn xem thêm:

  • Facebook Marketing: Tổng quan cho người mới
  • Facebook Pixel Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Pixel Chi Tiết Cho Website
  • 5 Xu Hướng Quảng Cáo Trên Facebook Mới Nhất

:

×

Đăng ký gói dịch vụ