Tóm tắt nội dung
CPA là chỉ số rất quen thuộc với những bạn làm Affiliate Marketing và quảng cáo online. Ngoài CPA thì còn 2 thuật ngữ khác cũng được sử dụng rộng rãi là CPC và CPM.
Vậy CPA là gì? Làm sao phân biệt các chỉ số CPA, CPC, CPM? Bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu qua bài viết sau nhé. MỤC LỤC 1- CPA là gì? 2- Ý nghĩa của chỉ số CPA 2.1- Ý nghĩa của CPA với nhà quảng cáo 2.2- Ý nghĩa của CPA với người phân phối (Affiliate, Publisher) 2.3- Ý nghĩa của CPA với người sử dụng 3- Phân biệt các chỉ số CPA, CPC, CPM 4- Kiếm tiền từ CPA, CPC, CPM như nào hiệu quả 4.1- Kiếm tiền online với CPC và CPM 4.2- Kiếm tiền online với CPA
1- CPA là gì?
CPA là viết tắt của cụm từ Cost Per Action, được hiểu là chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động. Hành động ở đây có thể mua hàng, điền mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm,… sau khi một ai đó click vào một banner được đặt tại trang liên kết.
Bạn có thể xem xét ví dụ sau để hiểu rõ hơn CPA là gì.
Ví dụ: bạn cho chạy một mẫu quảng cáo và mọi người sau khi xem thấy sẽ thực hiện một hành động bạn mong muốn. Khi chiến dịch kết thúc bạn sẽ lấy tổng chi phí của chiến dịch đem chia cho số lần thực hiện hành động. Kết quả bạn nhận được chính là CPA.
CPA hiện có 3 hình thức tính phí cơ bản, đó là:
+ CPS (Cost per Sale): là chi phí cho mỗi lượt khách hàng mua hàng. Còn được hiểu là chi phí để có được 1 đơn hàng.
+ CPL (Cost per Lead): là chi phí cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin. Bạn cũng có thể hiểu là chi phí cho mỗi thông tin có được.
+ CPI (Cost per Install): là chi phí cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng. Đây là chỉ số này rất quan trọng đối với các công ty phát triển phần mềm, ứng dụng, nhất là các startup công nghệ.
Hình thức CPA sẽ mang lại hiệu quả lớn nếu bạn có một website có lượng truy cập lớn, tệp khách hàng có khả năng chuyển đổi cao hoặc chiến dịch marketing có mục tiêu có thể đo lường một cách rõ ràng. Ví dụ bạn đặt ra mục tiêu cho chiến dịch marketing của mình là chuyển đổi 1.000 lead thành 100 đơn hàng thành công. >>>> Đọc thêm: Những phương pháp marketing đẩy mạnh F&B
2- Ý nghĩa của chỉ số CPA
Sau khi đã hiểu được CPA là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem CPA có ý nghĩa như thế nào nhé.
2.1- Ý nghĩa của CPA với nhà quảng cáo
Với nhà quảng cáo hay còn gọi là Merchant thì CPA giúp họ tìm được đáp án chính xác cho bài toán kinh doanh. Cụ thể, với CPA nhà quảng cáo sẽ biết được họ đã chi ra bao nhiêu và thu về bao nhiêu bằng những con số rõ ràng.
Trong khi đó, với hình thức quảng cáo trước đây, họ chỉ có thể ước lượng. Bởi vì các dịch vụ quảng cáo không thể nào tính toán được số lượng hành vi xảy ra sau khi quảng cáo được tung ra.
Bên cạnh đó, CPA còn cho thấy hiệu quả của Affiliate Marketing. Nguyên nhân là vì nhà quảng cáo chỉ phải chi trả chi phí khi khách hàng hoàn thành một hành động nào đó. >>>> Xem thêm: Ý nghĩa các chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO là gì?
2.2- Ý nghĩa của CPA với người phân phối (Affiliate, Publisher)
Người phân phối ở đây được hiểu là những người làm tiếp thị liên kết, Affiliate Marketing. Với họ CPA chính là một thử thách lớn. Bởi vì họ chỉ nhận được tiền khi người sử dụng hoàn thành hành động.
Trên thực tế không phải ai cũng sẵn sàng đọc và chấp nhận làm theo những gì nhà quảng cáo yêu cầu. Do đó, khi làm tiếp thị liên kết bạn cần khiến người khác chấp thuận làm theo những gì được yêu cầu.
Quả thực điều này không hề dễ. Tuy nhiên, mức hoa hồng bạn nhận được sẽ vô cùng hấp dẫn.
2.3- Ý nghĩa của CPA với người sử dụng
Về phần người sử dụng, khi thực hiện các hành động qua CPA họ nhận được những hỗ trợ, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng của nhà quảng cáo. Có thể nhận được điều gì sẽ phụ thuộc vào từng chiến dịch của nhà quảng cáo. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất thường là quà khuyến mãi.
Bên cạnh đó, người sử dụng còn có cơ hội được sử dụng những sản phẩm phù hợp với họ hơn. Việc này cũng có nghĩa là họ sẽ không phải tiếp tục sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mà họ không mong muốn.
3- Phân biệt các chỉ số CPA, CPC, CPM
Vậy làm sao phân biệt các chỉ số CPA, CPC, CPM?
+ Với CPM
CPM là Cost per Impressions, được hiểu là chi phí cho 1.000 lượt hiển thị. Nghĩa là khi bạn cho phát hành một mẫu quảng cáo thì có 1.000 người nhìn thấy nó. Khoản chi phí phải bỏ ra cho 1.000 người này là CPM.
Một trong những nhà quảng cáo tính phí dựa trên số lượt hiển thị là Facebook. Vì là hình thức CPM nên những hành động thực hiện sau đó Facebook không quan tâm tới. Nó chỉ quan tâm có bao nhiêu người nhìn thấy quảng cáo và tính tiền.
+ Với CPC
CPC là Cost per Click, được hiểu là chi phí cho một lượt click. Nghĩa là sau khi mẫu quảng cáo hiển thị cho 1.000 người thì có bao nhiêu người sẽ click vào link đính kèm.
Google là ví dụ điển hình cho hình thức CPC. Một loại quảng cáo hiển thị của Google chính là GDN. Đây là một loại hiển thị banner trên mạng lưới của Google.
Ngoài ra Google search cũng là hình thức CPC. Theo đó, tiền sẽ được tính dựa trên số lượt click, còn số lượng hiển thị bao nhiêu không cần quan tâm tới.
+ Với CPA
Chúng ta hãy tiếp tục với quảng cáo ở trên. Đầu tiên, mẫu quảng cáo này hiển thị cho bao nhiêu người, đây là CPM. Trong số những người nhìn thấy có bao nhiêu người click vào quảng cáo, tức là CPC. Sau cùng, có bao nhiêu thực hiện hành động khi click vào quảng cáo, đó là CPA.
Trong đó, CPA là chỉ số doanh nghiệp cần quan tâm nhất vì nó là chi phí cho mỗi kết quả doanh nghiệp mong đợi.
Hình thức CPA rất phổ biến trên các trang tiếp thị liên kết. Khi tham gia vào mạng lưới liên kết bạn sẽ giữ vai trò của một nhà quảng cáo. Nhiệm vụ của bạn là quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp qua các đường link.
Nếu có người xem quảng cáo hoặc thực hiện hành động qua các link bạn để lại thì bạn sẽ nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp. Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bạn vì một lượt hành động chính là CPA.
Khi đọc đến đây, chắc rằng bạn đã nhận ra sự khác nhau giữa CPC, CPM và CPA là gì rồi phải không nào? Tiếp theo, hãy cùng Uptalent khám phá cách kiếm tiền qua ba hình thức này nhé.
4- Kiếm tiền từ CPA, CPC, CPM như nào hiệu quả?
Khi đã hiểu được CPC, CPM và CPA là gì, bạn có thể vận dụng các công cụ marketing như blog, website, ứng dụng, video hay ads để kiếm tiền online.
4.1- Kiếm tiền online với CPC và CPM
Hiện tại đây là cách kiếm tiền online phổ biến nhất và không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu phức tạp. Bạn có thể search trên Google để tìm được những Ad Networks uy tín và bắt đầu kiếm tiền với hình thức CPC, CPM.
Hai cách kiếm tiền phổ biến qua CPC, CPM là Google Adsense và Youtube. Với Google Adsense, bạn sẽ đặt mã quảng cáo của GA trên blog, website của bạn. Nếu web của bạn có càng nhiều lượt xem, lượt click vào quảng cáo bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Trong khi đó, để kiếm tiền qua Youtube thì các video của bạn phải có nhiều người xem, người click vào quảng cáo bạn mới kiếm được nhiều tiền.
Có thể thấy Google chính là mạng quảng cáo CPC & CPM lớn nhất thế giới. Đồng thời để kiếm được tiền qua CPC và CPM hiệu quả bạn sẽ cần đến 1 blog hoặc website chất lượng.
4.2- Kiếm tiền online với CPA
CPA hay PPA (Pay Per Action) được sử dụng rất đa dạng trong hoạt động kiếm tiền online. Trong đó không thể không nhắc đến Affiliate Marketing.
Mô hình kiếm tiền CPA Marketing dựa trên mối quan hệ của 4 bên:
+ Customer, end-user: khách hàng, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.
+ Advertiser, business: nhà quảng cáo, người bán sản phẩm dịch vụ.
+ Affiliate, publisher: nhà xuất bản nội dung, người làm tiếp thị, cộng tác viên trực tiếp làm tiếp thị liên kết và nhận hoa hồng.
+ CPA Network: nền tảng trung gian với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ, kết nối Affiliate và Advertiser.
Với mô hình CPA, publisher sẽ không làm việc trực tiếp với nhà quảng cáo mà họ sẽ làm việc thông qua CPA Network. Tức là, họ sẽ kiếm tiền online hoàn toàn qua các sản phẩm, dịch vụ của người khác và thông qua các CPA Network.
Mỗi sản phẩm, dịch vụ trên CPA Networks sẽ được gọi là 1 offer với commission, conversion point (điểm chuyển đổi hành động), affiliate link, quốc gia hướng tới khác nhau. Với vai trò của một publisher bạn sẽ tiến hành tiếp thị sản phẩm. Sau đó bạn nhận được hoa hồng cho mỗi hành động của khách hàng.
Kiếm tiền qua CPA được chia thành nhiều ngách nhỏ hơn, dựa theo các hành động Sale/Order, Lead và Install:
+ CPS (Cost Per Sale) hay PPS (Pay Per Sale): bạn sẽ nhận được hoa hồng khi đơn hàng được ghi nhận thành công bởi Advertiser.
+ CPO (Cost Per Order): bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng xác nhận đặt hàng thành công trên website của Advertiser.
+ CPL (Cost Per Lead) hay PPL (Pay Per Lead): bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký trên website của Advertiser.
+ CPI (Cost Per Install): bạn nhận được hoa hồng khi người dùng cài đặt ứng dụng của Advertiser.
Nếu muốn tham gia kiếm tiền online với CPA bạn có thể tham gia các CPA network phổ biến như: Accesstrade, Masoffer, Amazon, Lazada, Adflex.vn.
So với CPC và CPM thì CPA có yêu cầu cao hơn. Bạn cần có blog, website chất lượng, có kinh nghiệm và phương pháp quảng bá rõ ràng mới có thể tham gia. Nhưng đổi lại hoa hồng từ CPA cao hơn CPC và CPM rất nhiều.
Với những thông trên có lẽ bạn đã hiểu được CPA là gì và có thể phân biệt được CPA với CPC, CPM. Nhìn chung cả ba thông số trên đều rất quan trọng với người làm marketing online và kiếm tiền trên các network. Do đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể vận dụng thật tốt cho công việc của mình. Chúc bạn thành công!
–
HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet