Tóm tắt nội dung
Kiến thức
28 Tháng Tám, 2023
Người tiêu dùng có lẽ đã quá quen với những sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) như Lazada, Shopee… Tại đây, bạn có thể bày bán các sản phẩm của mình cũng như mua các loại hàng hóa cần thiết từ người bán khác. Các sàn TMĐT kể trên chính là ví dụ về mô hình C2C vốn đang rất phát triển. Bài viết này, GoSELL sẽ giúp bạn làm rõ mô hình C2C là gì và tiềm năng phát triển của mô hình này hiện nay.
Mô hình C2C là gì?
C2C (viết tắt của Consumer To Consumer), đây là một mô hình kinh doanh mà người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau, thường là trong môi trường trực tuyến. Để thực hiện giao dịch thương mại trực tuyến, những người tiêu dùng sẽ phải thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là một trang web làm trung gian đấu giá hoặc bán hàng.
Ví dụ mô hình C2C có thể kể đến là các sàn giao dịch như: Lazada, Sendo, Shopee, Chợ Tốt… Tại những nền tảng này, người tiêu dùng có thể đăng tin rao vặt, bán sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, các sàn TMĐT sẽ không cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán, giao nhận. Những vấn đề này sẽ phải thông qua một bên cung cấp dịch vụ khác, ví dụ: MoMo, AirPay cho vấn đề thanh toán, Giaohangtietkiem, GHN cho khâu vận chuyển.
Xem thêm: Các mô hình thương mại điện tử, mô hình nào là phổ biến
Đặc điểm của mô hình C2C
Mô hình C2C là việc trao đổi, mua bán giữa người tiêu dùng với nhau. Do đó, chúng sẽ có những yếu tố đặc trưng như:
- Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Những cá nhân tham gia vào mô hình C2C không phải là doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm họ bán có sự giới hạn, không còn xuất hiện trên thị trường vì vậy mà ít nhiều thu hút sự quan tâm, ưa chuộng của nhiều người khác.
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Cá nhân người bán ở mô hình C2C sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn do không có sự tác động từ doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ.
- Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Vì giao dịch khi tham gia mô hình C2C là giữa các cá nhân với nhau, không có sự can thiệp của nhà sản xuất hay bán lẻ nên sản phẩm có thể không đảm bảo về chất lượng. Cùng với đó, khâu thanh toán cũng có thể phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn.
Tham khảo thêm bài viết: Các xu hướng tiêu dùng qua sàn TMĐT mới nhất năm 2023
Cách thức hoạt động
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn mô hình C2C, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ liệt kê các hoạt động phổ biến trong mô hình này. Cụ thể như sau:
- Đấu giá: Hoạt động này cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm của mình với việc đặt ra một mức giá sàn. Những ai có nhu cầu mua sẽ tham gia vào việc đấu giá, ai đưa ra mức cao nhất sẽ được quyền sở hữu sản phẩm. Tiêu biểu cho hoạt động này phải kể đến trang đấu giá toàn cầu eBay.
- Giao dịch trao đổi: Là hoạt động trao đổi dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm giữa những người dùng với nhau. Tất nhiên, các vật phẩm trao đổi có mức giá tương đương nhau.
- Dịch vụ hỗ trợ: Bởi việc giao dịch trong mô hình C2C là giữa những người xa lạ với nhau, có thể không đảm bảo uy tín nên các dịch vụ hỗ trợ ra đời nhằm giải quyết vấn đề về chất lượng và độ an toàn. Có thể kể đến dịch vụ Paypal nhằm hỗ trợ thanh toán chẳng hạn.
- Bán tài sản ảo: Tài sản này có thể là vật phẩm trong các trò chơi trực tuyến. Người tham gia vào C2C có thể đem những vật phẩm này trao đổi, buôn bán với người khác.
Tiềm năng phát triển của mô hình C2C
Có thể nhận thấy, ở thời điểm hiện tại thị trường C2C đã rất phát triển, dự đoán trong tương lai càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Được vậy là vì số lượng sản phẩm được bán bởi người tiêu dùng liên tục tăng lên, trong khi đó chi phí sử dụng bên thứ ba ngày càng giảm. Cùng với đó, sự phổ biến của các kênh trực tuyến khiến mô hình C2C là kênh kinh doanh không thể bỏ qua của các nhà bán lẻ.
Bạn có thể nhìn vào eBay và Amazon để thấy được sự lớn mạnh của C2C. Đây là hai nhà cung cấp C2C nổi bật hàng đầu hiện nay. eBay như đã nói ở trên là một trang web đấu giá, nơi mà bạn có thể đưa lên các sản phẩm để khách hàng đấu giá.
Amazon được xem như là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Thậm chí, Amazon còn hoạt động ở cả hai thị trường là B2C và C2C. Nghĩa là, ngoài việc cho phép người tiêu dùng tự bán hàng hóa với nhau, Amazon còn cho phép doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa đến người tiêu dùng.
Tóm lại
Ở Việt Nam, mô hình C2C cũng đang bước vào giai đoạn thịnh vượng với các sàn thương mại điện tử nổi bật như Shopee, Lazada, Sendo… Với sự thay đổi về thói quen mua sắm trực truyến của khách hàng sẽ là điều kiện tốt nhất để những cá nhân, nhà bán lẻ bán được hàng nhiều hơn trên thị trường C2C.
Trên đây, GoSELL vừa giới thiệu đến bạn đặc điểm mô hình C2C. Đây là một trong những mô hình rất có tiềm năng phát triển. Người bán hàng không nên bỏ lỡ cơ hội mua, bán mà mô hình này cung cấp. Theo dõi GoSELL để đón đọc thêm những nội dung bổ ích khác nhé.