Schema Markup là gì? Cách tạo & kiểm tra Schema Markup từ [A – Z]

Schema Markup là gì? Cách tạo & kiểm tra Schema Markup từ [A – Z]

Schema không còn là khái niệm xa lạ đối với những người làm Digital Marketing. Vậy Schema là gì? Cách tạo Schema như thế nào? Schema giữ vai trò thế nào trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của website. Trong bài viết dưới đây, STC sẽ giải đáp thắc mắc liên quan về Schema.

Tổng quan về Schema Markup

Tổng quan về Schema Markup

1. Schema là gì?

Schema hay Schema.org còn có tên gọi đầy đủ là Schema Markup là dữ liệu có cấu trúc bao gồm một đoạn code html hoặc Js dùng để đánh dấu dữ liệu.

Schema Markup được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ: Google, Bing, Yandex và Yahoo. Mục đích Schema được tạo ra để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và phân loại kết quả truy vấn nhanh chóng, chính xác hơn.

Schema là một trong những yếu tố Onpage trong SEO cần phải chú trọng. Bởi theo thống kê của Search Engine Land thì website bạn có Schema có thể giúp website tăng tỉ lệ click đến 30%.

2. Schema có tác dụng gì?

Vậy là bạn đã biết được Schema là gì? Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của Schema ngay dưới đây.

2.1. Đối với bộ máy tìm kiếm

Thử tưởng tượng trên thế giới có tới hơn 2 nghìn tỷ website đang hoạt động. Vậy làm thế nào để bộ máy tìm kiếm hiểu được nội dung từng website. Đối với người bình thường nhìn vào website có thể đọc được nội dung chính của website, nhưng đối với bộ máy tìm kiếm lại không đơn giản như vậy.

Nếu bạn không khai báo rõ nội dung website mình muốn đề cập, có thể bộ máy tìm kiếm còn hiểu sai nội dung bạn muốn truyền đạt từ website.

Do đó, để bộ máy tìm kiếm hiểu và phân loại đúng nội dung chính xác về từng website thì chúng ta cần sắp xếp theo cú pháp có sẵn bằng Schema Markup.

2.2. Đối với người dùng

Đối với người dùng, Schema sẽ giúp website của bạn trở nên thu hút và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dùng hơn.

Khi người dùng muốn tham gia một sự kiện chẳng hạn, Schema giúp bạn hiển thị tất cả các website có thông tin đến vị trí, địa điểm, ngày diễn ra sự kiện…Từ đó thu hút người dùng và tăng tỷ lệ truy cập trang web.

3. Hướng dẫn cách tạo Schema trên wordpress

Sau khi đã biết được khái niệm Schema là gì và tác dụng của Schema. Bây giờ, hãy cùng STC đi vào tìm hiểu cách tạo Schema trên WordPress.

Plugin Schema là công cụ hỗ trợ bạn thêm Schema Markup vào các website WordPress. Nó cho phép bạn chọn các loại Schema khác nhau phù hợp trên cơ sở từng loại hoặc từng bài đăng giúp tương thích với các loại tùy chỉnh.

Plugin sử dụng định dạng dữ liệu được liên kết nhẹ (JSON – LD) – đây là định dạng được Google và Bing khuyến nghị nên dùng.

Cài đặt nó theo cách thông thường bằng cách vào Plugins > Add New và tìm kiếm cho Schema. Nhấp Install và sau đó Activate.

Tải plugin Schema từ kho plugin của WordPress

Tải plugin Schema từ kho plugin của WordPress

4. Hướng dẫn cách kiểm tra Schema Markup

Để kiểm tra website của bạn đã có Schema hay chưa hay có gặp vấn đề gì không? Bạn kiểm tra theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập công cụ kiểm tra cấu trúc dữ liệu của Google:

https://search.google.com/structured-data/testing-tool/?hl=vi

Bước 2: Nhập URL để công cụ kiểm tra. Hệ thống trả về kết quả sơ đồ các dữ liệu đầy đủ thì chứng tỏ website bạn có cấu trúc rất tốt.

Đặc biệt, các bạn cần lưu ý ở mục “Lỗi” và mục ” Cảnh báo”. Nếu xuất hiện lỗi hoặc cảnh báo, các bạn hãy tìm hiểu và khắc phục vấn đề nhé.

Website hiện đang nhận 3 dạng Schema và không có lỗi

Website hiện đang nhận 3 dạng Schema và không có lỗi

5. Có những loại Schema nào?

Chắc hẳn qua những hướng dẫn vô cùng chi tiết phía trên đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về Schema là gì? Tác dụng của Schema và cách để tạo Schema trên WordPress. Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung cuối cùng trong bài viết này, bao gồm 8 loại Schema phổ biến nhất hiện nay.

5.1. Đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật là các đoạn văn bản trích xuất ngắn xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Google nhằm trả lời nhanh truy vấn của người dùng.

Nội dung đoạn trích nổi bật được lấy tự động từ nội dung trong website. Các loại đoạn trích nổi bật bao gồm: định nghĩa, nội dung dạng các bước, danh sách hay dạng bảng…

Schema dạng đoạn trích nổi bật

Schema dạng đoạn trích nổi bật

5.2. Breadcrumbs Schema Markup

Breadcrumbs thường nằm ở đầu trang, đây là một đường dẫn văn bản nhỏ cho biết người dùng đang ở đâu trên website. Ngoài ra, nó còn giúp hiển thị danh mục của một website hoặc vị trí của trang ở ngoài kết quả tìm kiếm trên Google.

Schema dạng Breadcrumbs

Schema dạng Breadcrumbs

5.3. Sitelinks

Sitelinks là một cách tăng tỷ lệ lượt nhấp trang từ kết quả tìm kiếm tự nhiên không phải trả phí. Đây là cách liên kết xuất hiện bên dưới URL của website khi bạn truy vấn trên công cụ tìm kiếm.

Schema dạng sitelinks

Schema dạng sitelinks

5.4. Review Schema

Review Schema thể hiện đánh giá xếp hạng cho một Website nào đó. Nếu bạn chưa thiết lập dạng đánh dấu lược đồ, thì có thể tìm hiểu và triển khai nó bởi nó có khả năng tăng tỷ lệ nhấp đáng kể cho website của bạn.

Schema hiển thị kết quả đánh giá khi tìm kiếm

Schema hiển thị kết quả đánh giá khi tìm kiếm

5.5. Local Business Schema

Local Business Schema giúp website bạn phong phú hơn, đồng thời cũng giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng xác định loại hình kinh doanh của bạn. Ngoài ra loại Schema này cũng giúp tối ưu hóa website của bạn cho Local SEO.

Trả ra các kết quả về vị trí khi tìm kiếm

Trả ra các kết quả về vị trí khi tìm kiếm

5.6. Tìm kiếm trang web 

Schema này giúp đánh dấu đặt hộp tìm kiếm bên dưới kết quả của website cho phép người dùng tìm kiếm website mà không cần nhấp vào trang trước.

Hiển thị một hộp tìm kiếm bên dưới domain

Hiển thị một hộp tìm kiếm bên dưới domain

5.7. Sự kiện 

Dạng Schema event sẽ giúp website bạn hiển thị thông tin quan trọng của sự kiện như tên, địa điểm, thời gian diễn ra. Chúng giúp kết quả hiển thị của bạn trông bắt mắt và thu hút người dùng hơn.

Đưa ra các sự kiện nổi bật

Đưa ra các sự kiện nổi bật

5.8. Person Schema Markup

Schema markup công ty/ người giúp Google hiểu hơn về đối tượng chịu trách nhiệm nội dung trên website, người sáng lập….Loại Schema này có thể bao gồm công ty, logo, thông tin chi tiết và cách liên hệ.

Schema hiển thị các thông tin của doanh nghiệp

Schema hiển thị các thông tin của doanh nghiệp

Hy vọng, với những thông tin trên mà STC cung cấp. Bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Schema là gì? Cách tạo Schema cho website như thế nào? Có những loại Schema nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì comment bên dưới STC sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!

Nguồn: SEO Thành Công

×

Đăng ký gói dịch vụ