Internal Link là gì – 4 mô hình Internal link (cần biết)

Internal Link là gì – 4 mô hình Internal link (cần biết)

Trước khi nội dung của bạn được xếp hạng, Google sẽ đánh giá các nội dung tốt nhất và liên kết chúng đến một phần của website. Đây chính là những Internal link có nhiệm vụ kết nối nội dung của bạn và cung cấp cho Google thông tin về cấu trúc website.

Để hiểu hơn về Internal Link là gì và các vấn đề thường gặp của nó, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của SEO Thành Công nhé!

1. Internal Link là gì?

Internal Link hay liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ đến các trang trên cùng một tên miền. Các liên kết này khác với các liên kết bên ngoài, liên kết ra các trang trên các tên miền khác.

Cả người dùng và công cụ tìm kiếm đều sử dụng liên kết này để tìm nội dung trên trang web của bạn.

  • Người dùng: sẽ thông qua các liên kết điều hướng trên web của bạn và đi tới nội dung họ muốn tìm.
  • Công cụ tìm kiếm: cũng sử dụng các liên kết để điều hướng trang web của bạn. Họ sẽ không tìm thấy một trang nếu không có liên kết đến trang đó.
Internal Link là gì?

Internal Link là gì?

2. Vai trò của Internal Link là gì?

Liên kết nội bộ giúp Google tìm, index và hiểu tất cả các trang trên trang web của bạn.

Nếu sử dụng một cách có chiến lược, các liên kết nội bộ có thể tăng độ tin cậy và tăng thứ hạng trang của bạn.

Tóm lại, liên kết nội bộ là chìa khóa cho bất kỳ trang web nào muốn có thứ hạng cao hơn trong Google.

2.1. Phân phối page authority 

Phân phối page authority của Internal Link là gì? Như đã nói ở trên, việc sử dụng Internal Link hiệu quả và có chiến thuật đúng đắn sẽ giúp nâng cao độ tin cậy của trang. Vì vậy, nhiều SEOer chuyên nghiệp áp dụng liên kết này để đặt lên các trang có mức độ uy tín cao từ đó tăng điểm đánh giá của Google.

Vai trò của Internal Link

Vai trò của Internal Link

2.2. Điều hướng khách hàng 

Thông thường, website nào cũng sẽ có những nội dung thu hút và nổi bật hơn các nội dung còn lại để hấp dẫn lượng truy cập. Đó có thể là các nội dung chạy quảng cáo, những thông tin hữu ích, có giá trị cao với người dùng hoặc các nội dung có tính thôi thúc hành động, có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Vì vậy, nếu bạn liên kết các trang nhiều lượt truy cập với các trang kêu gọi hành động thì có thể điều hướng khách hàng tốt hơn từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website hơn.

2.3. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Bên cạnh đó, link nội bộ còn có khả năng điều hướng khách hàng vào các trang có lượng truy cập và giá trị chuyển đổi cao hay các trang mình mong muốn đem lại giá trị cho người dùng.

Tỉ lệ chuyển đổi được hiểu đơn giản là lượt chuyển đổi các yếu tố khách hàng tiềm năng bao gồm lượt truy cập trên website, lượt like trên các fanpage bán hàng… hay đăng kí mua hàng. Cho nên, Internal link góp phần điều hướng hành vi khách hàng dẫn đến những trang chuyển đổi như đăng kí mua sản phẩm, để lại thông tin tư vấn….

2.4. Nâng cao trải nghiệm người dùng 

Với vai trò điều hướng, Internal Link giú dẫn dắt khách hàng đến những thông tin họ cần tìm và quan tâm. Theo đó, khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, tìm kiếm nhanh hơn và chính xác hơn.

3. Các mô hình SEO internal link hiệu quả

3.1. Mô hình kim tự tháp

Mô hình này được mô tả với các trang chủ sẽ liên kết đến các chuyên mục nhỏ hơn. Đồng thời, các chuyên mục này cũng được thiết kế liên kết ngược lại với trang chủ bằng những từ khóa liên quan.

Mô hình này rất phù hợp với những ai SEO chuyên mục và trang chủ.

Cách đi link nội bộ bằng Mô hình Kim tự tháp

Cách đi link nội bộ bằng Mô hình Kim tự tháp

3.2. Mô hình bánh xe

So với mô hình Kim tự tháp, mô hình bánh xe được đánh giá cao hơn với khả năng SEO nhiều từ khóa trên cùng một website. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và điều hướng đến các nội dung liên quan trên cùng website mà họ đang tìm kiếm bằng các từ khóa. Tuy nhiên, mô hình này sẽ tốn nhiều thời gian để SEO từ khóa hơn và không được Google đánh giá cao bởi chúng không tìm được trang đích.

Cách tạo link liên kết trong web bằng Mô hình bánh xe

Cách tạo link liên kết trong web bằng Mô hình bánh xe

3.3. Mô hình Silo

Đây là dạng mô hình tập trung vào việc chia nội dung website thành các thư mục riêng biệt. Các nhóm cấu trúc sau khi được chia sẻ được sắp xếp theo thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Theo đó, các nội dung liên quan sẽ được xếp vào một nhóm chung.

Cách tạo link liên kết trong web bằng mô hình silo

Cách tạo link liên kết trong web bằng mô hình silo

3.4. Mô hình Topic Cluster 

Topic Cluster là một nhóm các bài viết hoặc các trang liên kết với nhau và tập trung vào một chủ đề nhất định

Cấu trúc của một Topic Cluster bao gồm 2 thành phần chính: 1 trang chính (pillar page) và các nội dung chi tiết xoay quanh chủ đề chính (cluster content).

Và có điểm đặc biệt là các cluster content này sẽ được internal link với nhau trỏ đến trang chính – pillar page.

Lợi ích của mô hình Topic Cluster đối với người dùng:

  • Họ nhanh chóng tìm thấy toàn bộ nội dung xoay quanh chủ đề họ tìm kiếm
  • Giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề họ tìm kiếm ngay lần đầu truy cập
  • Người dùng hiểu sâu hơn về kiến thức, sản phẩm của bạn
  • Giảm tỉ lệ thoát (Bounce Rate) và tăng time on site

4. Các vấn đề thường gặp với Internal Link là gì?

4.1. Liên kết hỏng

Có bao giờ bạn truy cập vào một liên kết mà nhận được thông báo hiển thị 404. Đây chính là tình trạng Internal Link bị hỏng khiến người dùng bị dẫn đến các trang web không tồn tại.

Cách khắc phục bạn có thể kiểm tra lại liên kết hoặc xóa để thay thế bằng 1 liên kết trực tiếp khác.

4.2. Liên kết không thể thu thập thông tin

Lỗi này thường xảy ra khi định dạng URL không chính xác. Có thể link của bạn đang chứa các ký tự không cần thiết hoặc thiếu 1 hay 1 vài ký tự.

Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách kiểm tra lại các liên kết được báo lỗi và đưa về các định dạng đúng.

4.3. Quá nhiều Link nội bộ trên trang

Lỗi này xảy ra khi bạn gắn quá nhiều liên kết nội bộ vào 1 trang. Lúc này, website của bạn sẽ bị để ý và bị gắn cờ. trên thực tế, không có quy định nào về số link nội bộ trên 1 trang. Tuy nhiên, việc spam quá nhiều liên kết nội bộ sẽ khiến Google quá tải khi thu thập dữ liệu.

Khi đó, các liên kết bạn chèn vào sẽ mất đi tính khả dụng với người dùng dẫn đến Google đánh giá thấp thứ hạng trên trang.

Lúc này, bạn nên kiểm tra các trang được tìm thấy có hơn 3000 liên kết và xóa bớt các liên kết thừa.

4.4. Tất cả các trang chỉ có một Internal Link

Liên kết nội bộ cần xây dựng thành một hệ thống chứ không phải là những liên kết đơn lẻ. Bởi việc đặt các liên kết đơn sẽ khiến website của bạn bỏ lỡ các cơ hội khi SEO và UX.

Để khắc phục, bạn có thể xác định các trang có liên quan và đặt các liên kết nội bộ sao cho vừa đủ và phù hợp nhất.

4.5. Chuyển hướng hoàn toàn (chuyển hướng 301)

Các liên kết nội bộ khi chuyển hướng có thể làm giảm ngân sách thu nhập dữ liệu của bạn. Đặc biệt là đối với các website lớn. Trường hợp này, bạn nên thực hiện cập nhật các liên kết nội bộ để điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm về trang đích.

4.6. Chuyển hướng các liên kết HTTPS sang HTTP

Nếu chẳng may bạn đặt các link URL trỏ nhầm về các trang http thì người dùng có thể bị điều hướng ngay cả khi không cần thiết. Tình huống này, bạn có thể cập nhật thủ công bất kỳ liên kết http nào để trỏ đến các trang https nếu website quy mô nhỏ.

Hy vọng bài viết trên đây của SEO Thành Công đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi Internal Link là gì. Internal Link hay liên kết nội bộ có vai trò quan trọng trong kế hoạch SEO website của bạn. Chính vì vậy, hãy cẩn trọng khi triển khai hệ thống các liên kết này để tối ưu hóa website. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Seo Thanh Cong

Bình luận
×

Đăng ký gói dịch vụ