8 bước làm chủ content plan đơn giản và hiệu quả

8 bước làm chủ content plan đơn giản và hiệu quả

Trong thời đại nơi mà online marketing hiện diện ở mọi nơi, việc có một bản content plan trong các chiến dịch marketing là một điều rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu, bạn cần phải có một lộ trình cụ thể để xây dựng content plan hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lập content plan hoàn chỉnh cho fanpage cùng những công cụ hữu hiệu hỗ trợ lập kế hoạch nội dung hiệu quả.

1. Content plan là gì?

Sau khi lập chiến lược nội dung (content strategy) rõ ràng và cụ thể, bạn cần xác định các loại content cần có (minigame, bài giới thiệu sản phẩm, bài chia sẻ,..), định dạng nội dung đính kèm (video, gif, ảnh,..), số lượng các loại nội dung, định dạng đó, phân bố nhân sự và thời gian như thế nào cho hợp lý,… Đây chính là những việc bạn cần làm rõ trong content plan.

Content plan là gì

Nói một cách ngắn gọn: Một content plan là một bản kế hoạch mang tính chiến lược. Content plan ghi lại các chi tiết nội dung cụ thể về cách bạn sẽ thực hiện chiến lược của mình, các công cụ hỗ trợ và những người tham gia vào. 3 đối tượng sử dụng bản content plan đó là: khách hàng, sếp của bạn và bản thân bạn.

Tuỳ vào chiến lược nội dung và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bản content marketing sẽ có những thay đổi về các đầu việc và cách trình bày khác nhau.

2. 4 yếu tố cần thiết để có bản content plan hoàn chỉnh

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng của một bản content plan. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể dựa vào và lập ra một bản content plan hoàn chỉnh.

2.1. Định hướng nội dung

Rất nhiều người khi làm content plan đã bỏ qua bước này và đã rất mất nhiều thời gian trong quá trình lập kế hoạch. Việc tạo ra các định hướng nội dung sẽ giúp bạn nắm bắt được hướng xây dựng, lên ý tưởng sao cho phù hợp, từ đó các tuyến nội dung trong content plan mới có thể được triển khai đúng ý muốn.

Định hướng nội dung cho content plan

Vậy làm sao để có được định hướng nội dung đúng cho content plan? Điều đầu tiên, bạn cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hoặc mong muốn từ sếp của bạn, từ đó suy ra các tuyến nội dung nào sẽ cần triển khai và các yếu tố cần có trong nội dung đó là gì?

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh váy thời trang nữ, trong 6 tháng tới bạn có mục tiêu cần đẩy mạnh doanh thu bán hàng, định hướng nội dung của bạn có thể bao gồm: “xu hướng thời trang váy 2023”, “giới thiệu mẫu váy thời thượng nhất trên thị trường”, “hướng dẫn chọn váy phù hợp với dáng người”

2.2. Định dạng nội dung

Có rất nhiều loại định dạng nội dung có thể áp dụng trong content plan như video, gif, hình ảnh, podcast,… Vì thế, việc nắm rõ các định dạng nội dung cần triển khai sẽ giúp bạn đi đúng mục tiêu đã đặt ra trong quá trình xây dựng content plan của mình.

Định dạng nội dung của content plan

Vấn đề đặt ra là, làm sao để xác định được các định dạng nội dung phù hợp để triển trai trong content plan? Câu trả lời là làm rõ brief (bản tóm tắt định hướng). Nếu làm trong các agency, content plan cần phải hiểu rõ mục tiêu truyền thông mà khách hàng muốn hướng tới cũng như các loại nội dung nào mà khách hàng đang triển khai, hoặc hỏi lại trực tiếp account làm việc của bạn để xác định được các định dạng cho content plan. Còn nếu bạn là một marketer inhouse, bạn cần làm rõ mục tiêu marketing của mình, các nội dung triển khai có hiệu quả trên các nền tảng, các nội dung nào cần thêm vào cho chiến dịch lần này. Để cho việc xác định định dạng nội dung được chính xác, bạn cần làm việc trực tiếp với sếp của mình hoặc với team marketing của bạn.

Ví dụ: Vẫn là giả thuyết bạn đang sở hữu của hàng kinh doanh váy thời trang. Các định dạng nội dung trong content plan bạn có thể triển khai : post facebook, booking beauty blogger youtube (70N -200N sub), video test Son, …

2.3. Phân chia số lượng và tỷ lệ cho từng định dạng

Đối với bất kỳ bản content plan nào, bạn cũng đều cần xác định số lượng cụ thể cho từng dạng nội dung. Việc phân loại số lượng này sẽ giúp bạn theo sát được số lượng cụ thể cần phải làm cho từng giai đoạn. Từ đó, bạn sẽ có thể phân chia phù hợp theo từng giai đoạn triển khai kế hoạch marketing, ví dụ một bài post sẽ chỉ mất khoảng 1-2 ngày nhưng một video thì có thể từ 3- 1 tuần tùy vào độ khó.

2.4. Timeline cho content plan

Timeline là thời gian cụ thể cho từng nội dung của content plan. Mục đích của timeline là giúp cho những người phụ trách triển khai content plan nắm được dự án hiện đang ở giai đoạn nào, có nội dung nào đang chạy, pending, chậm deadline hay trong quá trình làm cho gặp phải các vấn đề gì hay không?

Timeline mẫu cho content plan

Đối với định dạng nội dung là video, người làm content plant cần lên một kịch bản hoàn chỉnh cho video để giúp đội media thực hiện theo đúng ý định. Một kịch bản video hoàn chỉnh cần đảm bảo các yếu tố dưới đây:

  • Mạch triển khai của video: bao gồm bao nhiêu frame, mỗi frame chứa nội dung gì?
  • Hình ảnh nhân vật được phác họa trong các frame như thế nào ( nếu có) : trang phục, biểu cảm,..
  • Voice của video như thế nào: voice nhanh hay chậm; nhẹ nhàng, tình cảm hay mạnh mẽ;
  • Màu sắc của video: màu của thương hiệu, các màu khác bổ trợ
  • Bối cảnh của video

3. 8 bước lập content plan hoàn chỉnh cho fanpage

Để giúp bạn và team marketing có những bước đi nhanh chóng và đúng hướng nhất cho bản content plan, dưới đây SO9 hướng dẫn 8 bước lập content plan hoàn chỉnh cho nền tảng fanpage của Facebook. Vì đây là những bước cơ bản vì thế bạn hãy đọc và nắm vững 8 bước này.

Bước 1: Đặt mục tiêu rõ ràng cho bản content plan

Kế hoạch sản xuất nội dung cho fanpage luôn nên được gắn liền với mục tiêu và chiến lược marketing của thương hiệu.

Các yếu tố như ngân sách, nhân lực, quỹ thời gian, KPI, v.v. đều được quyết định trước đó vì content plan là bước cuối cùng trong quy trình thể hiện ý tưởng của thương hiệu.

Đặt mục tiêu cho bản content plan

Trước khi tổng hợp ý tưởng vào content plan, bạn hãy thảo luận cùng các bộ phận liên quan để làm rõ những mục tiêu nào của kế hoạch cần được ưu tiên đáp ứng trước thì triển khai trước.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, insight khách hàng và các khía cạnh liên quan

Một content plan phát huy hiệu quả khi nó có thể:

  • Thỏa mãn nhu cầu của người đọc.
  • Thể hiện sự unique với các brands còn lại.
  • USP của sản phẩm/dịch vụ được thể hiện nổi bật rõ.

Khi content plan đáp ứng đủ 4 yếu tố dưới đây, kế hoạch sản xuất nội dung cho fanpage sẽ đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Thương hiệu: Ý nghĩa của thương hiệu là gì? Thông điệp và giá trị cốt lõi?
  • Sản phẩm/dịch vụ: Sản phẩm đang bán là gì? Sản phẩm có những điểm mạnh/lợi ích gì?
  • Đối tượng mục tiêu: Khách hàng của bạn là ai? Họ đang gặp vấn đề/nhu cầu gì?
  • Đối thủ: Đối thủ đang có những bước tiến gì? Điểm mạnh, yếu của họ?

Bước 3: Tìm big idea (thông điệp chính của content plan) Nếu chưa thống nhất được big idea cụ thể cho content plan, bạn có thể phân tích insights đối tượng mục tiêu bằng cách trả lời câu hỏi sau: Bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ được điều gì sau khi đọc nội dung đến từ fanpage của bạn? Bạn muốn hình ảnh thương hiệu trong mắt họ như thế nào?

Xác định big idea của content plan

Để đạt được kết quả tốt nhất, thông điệp chính nên thỏa mãn các tiêu chí như:

  • Chi tiết, đi thẳng vào trọng tâm.
  • Có sự liên kết với customer insight.
  • Ngôn ngữ đại chúng, dễ hiểu, thân thiện.
  • Độc nhất, không nên để bị trùng lặp.
  • Dễ nhớ và nhất quán xuyên suốt chiến lược.

Bước 4: Đưa ra định hướng nội dung cho content plan (Content Direction)

Hiểu đơn giản, định hướng nội dung của content plan là những yêu cầu và tiêu chuẩn mà mọi nội dung trong bản kế hoạch nội dung cần phải tuân theo. Các tiêu chuẩn và yêu cầu phổ biến mà người viết cần tuân theo đó là:

  • Thông tin chi tiết về mục tiêu và nghiên cứu (ở Bước 1 và Bước 2)
  • Tham khảo (nội dung nổi bật đến từ các đối thủ)
  • Chi tiết về thông điệp chính (đã xác định ở Bước 3)
  • Yêu cầu hình thức (bố cục, yêu cầu SEO, giọng văn, v.v.)
  • Định hướng nội dung (các ý cần nhấn mạnh)
  • Định hướng hình ảnh (Logo, font chữ, màu sắc, v.v.)

Bước 5: Chia phase (giai đoạn). tạo pillar và angle cho kế hoạch content

Content Pillar hay còn là chủ đề chính cho fanpage, được phát triển từ big idea ở bước thứ 3. Từ content pillar, bạn có thể lên ý tưởng cho các chủ đề nhỏ hơn, các ý tưởng phụ xoay quanh.

Lập pillar content cho bản content plan

Ví dụ, bạn đang quản lý một fanpage về thương hiệu váy thời trang cho nữ, có những content pillar như:

  • Các mẫu váy thời trang
  • Chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm
  • Dịch vụ tư vấn
  • Feedback của khách hàng
  • Các chương trình giảm giá

Bước 6: Phát triển và chọn lọc ý tưởng content

Sau khi đã xây dựng content pillar, ở bước này bạn cần lên ý tưởng viết bài cho từng pillar đó. SO9 sẽ hướng dẫn bạn cách phát triển ý tưởng dựa trên content pillar theo các bước sau:

  • Lấy ý tưởng từ các bước nghiên cứu: Những thông tin đã thu nhặt được ở Bước 1 hoàn toàn có thể gợi ý cho bạn khá nhiều ý tưởng phù hợp với mục tiêu chung cho từng pillar khác nhau.
  • Sử dụng và biến tấu nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-Generated Content).
  • Cùng team marketing thảo luận để đưa ra ý tưởng mới.
  • Thay đổi content angle: Một chủ đề có thể được tiếp cận bằng nhiều cách góc nhìn khác nhau: góc nhìn của chuyên gia, marketers, khách hàng, theo thống kê,…

Bước 7: Lên lịch đăng bài bằng công cụ SO9

Công cụ SO9 hỗ trợ người sử dụng tính năng hẹn giờ lên lịch đăng bài. Tính năng này giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc kiểm soát chính xác tiến độ thực hiện của content plan nền tảng fanpage Facebook.

Đăng bài content plan bằng công cụ SO9

Mỗi fanpage sẽ có một khung giờ thích hợp để đăng nội dung, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của thương hiệu. Sau khi phân tích về khách hàng mục tiêu, bạn hoàn toàn có thể chủ động chọn khung giờ “vàng” để đăng bài và thu hút họ một cách hiệu quả hơn.

Bước 8: Đánh giá và đo lường hiệu quả

Nhiều người cho rằng, đánh giá và báo cáo chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên trên thực tế triển khai, SO9 đã đúc rút được một lưu ý rằng: để content plan đạt được hiệu quả cao nhất cần thường xuyên theo dõi và đánh giá trong mỗi pillar đưa ra. Và sau mỗi giai đoạn chúng ta cần làm một báo cáo tổng để xem xét nội dung nào được mọi người quan tâm nhiều và có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình đánh giá bao gồm các công đoạn sau:

  • Theo dõi tương tác: bạn cần theo dõi các bài viết và tổng hợp theo tuần hoặc tháng để xem xét phản hồi của khách hàng, các nội dung mà khách hàng quan tâm, tương tác trong một tuần, một tháng tăng hay giảm.
  • Đo lường: sau khi đã có bản tổng hợp, bạn cần đo lường hiệu quả các content hiện tại của mình thông qua mục tiêu ban đầu.
  • Điều chỉnh: Sau khi nắm bắt được từng giai đoạn nhất định, bạn có thể có những điều chỉnh trong nội dung phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Dưới đây là các tiêu chí cần thiết để theo dõi và đo lường hiệu quả của content plan:

Đo lường hiệu của content plan

Nguồn bài viết: SO9

×

Đăng ký gói dịch vụ